
-
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc
-
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Hoa Kỳ
-
6 tháng đầu năm, Thành phố Đà Nẵng tăng trưởng 9,4%
-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
![]() |
Qua số liệu điều tra, khảo sát tháng 7 năm 2017 của Tư vấn cho thấy lưu lượng xe trên Quốc lộ 22 đạt 39.700 xe/ngày đêm, đã mãn tải so với năng lực thiết kế (40.000 xe/ngày). |
Đây là một trong những nội dung của Thông báo số 236/TB – VP thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến và Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Phạm Văn Tân tại buổi họp về Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài hôm 24/3/2019.
Theo đó, UBND TP.HCM và UBND tỉnh Tây Ninh thống nhất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhằm giảm tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 22, rút ngắn thời gian lưu thông từ Sài Gòn đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lãnh đạo 2 địa phương đồng thuận việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư dự án, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP.HCM từ nguồn vốn ngân sách thành phố và kêu gọi đầu tư phần xây lắp công trình. Tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Lãnh đạo TP.HCM và Tây Ninh thống nhất giao Sở Giao thông Vận tải TP.HCM phối hợp với Sở GTVT tỉnh Tây Ninh dự thảo văn bản để báo cáo, đề xuất Bộ GTVT thống nhất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án triển khai dự án nêu trên; đồng thời giao Sở GTVT TP.HCM xem xét, tham mưu đề xuất UBND TP. HCM các giải pháp hiệu quả, khẩn cấp nhằm giảm tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 22.
Trước đó, vào tháng 1/2019, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương định hướng nghiên cứu đầu tư của Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức PPP, trong đó phần Nhà nước tham gia trong dự án được huy động từ vốn vay ODA và vốn đối ứng.
Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng giao cho bộ này làm việc với các Nhà tài trợ nước ngoài (trong đó có Nhà tài trợ Hàn Quốc) thu xếp, tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các nghiên cứu tiếp theo của Dự án, đồng thời thu xếp nguồn vốn vay ODA cho phần vốn Nhà nước tham gia trong dự án.
Theo nghiên cứu sơ bộ, Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có điểm đầu tại điểm giao với đường Vành đai 3 thuộc huyện Hoóc Môn, TP.HCM; điểm cuối tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, có chiều dài 53,5 km. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (phân kỳ 4 làn xe), khoảng 10.694 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhà đầu tư khoảng 5.669 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia trong dự án khoảng 5.025 tỷ đồng (trong đó vay ODA là 4.853 tỷ đồng và vốn đối ứng từ NSNN là 172 tỷ đồng).
TP.HCM và tỉnh Tây Ninh là hai trong 8 tỉnh, thành phố của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. TP.HCM có vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước; mức đóng góp vào khoảng 1/5 GDP của cả nước và 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước. Hơn nữa, TP.HCM còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam về hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
Đối với tỉnh Tây Ninh có lợi thế là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan thông qua cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài. Vị trí đặc biệt của Mộc Bài là nằm trên đường xuyên Á (tuyến bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây -Trung Quốc). Trên tuyến này, Mộc Bài chỉ cách TP.HCM khoảng 70 km và Thủ đô Phnom Penh của Campuchia 170 km.
Hiện nay, Chính phủ Campuchia đang nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Phnom Pênh – Bà Vẹt dài 130 km, có điểm cuối tiếp giáp biên giới Việt Nam tại Tây Ninh (cách cửa khẩu Mộc Bài khoảng 2 km). Trong khi đó, Quốc lộ 22 là tuyến duy nhất nối TP.HCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Qua số liệu điều tra, khảo sát tháng 7/2017 của Tư vấn cho thấy lưu lượng xe trên Quốc lộ 22 đạt 39.700 xe/ngày đêm, đã mãn tải so với năng lực thiết kế (40.000 xe/ngày).
Theo tính toán, mức tăng trưởng hàng năm về lưu lượng hành khách và hàng hóa lần lượt đạt khoảng 7,7% và 8,6%. Dự báo lưu lượng giao thông trên toàn tuyến vận tải TP.HCM - Mộc Bài (của tất cả các tuyến, bao gồm Quốc lộ 22) đến năm 2026 và 2046 lần lượt ở mức 45.000, 80.000 xe/ngày đêm; sau khi phân bổ các các tuyến khác thì lưu lượng giao thông trên cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đến năm 2026 và 2046 lần lượt ở mức 16.000, 37.000 xe/ngày đêm. Do vậy đến năm 2025 cần phải hoàn thành xây dựng tuyến cao tốc với quy mô tối thiểu là 4 làn xe và sau năm 2045 tiếp tục mở rộng tuyến lên 6 làn xe.

-
Soilbuild International khởi công tổ hợp nhà xưởng cho thuê Spectrum Hưng Yên 2025 -
Quảng Ngãi cho thuê gần 38 ha mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất -
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD -
Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam -
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD -
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư -
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower