
-
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm
-
Việt Nam điều tra kính nổi nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng
-
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22%
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu -
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
Dự kiến có hiệu lực từ năm 2018, TPP mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, ngay từ bây giờ, DN phải thay đổi chiến lược đầu tư.
Đối với những DN lâu nay hoạt động chính ở trong nước và khi thị trường bão hòa, đối thủ nhiều, cạnh tranh lớn, thì TPP được coi như phao cứu sinh đối với họ. “Chúng tôi bị hấp dẫn bởi thị trường Mỹ. Nhiều DN đã thành công rực rỡ và cơ hội sẽ càng nhiều hơn khi TPP có hiệu lực. Do vậy, chúng tôi đã thông qua kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài”, CEO tại một công ty sản xuất giày dép ở Hà Nội cho biết.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn Giao dịch bất động sản INFO – Ocean Group (ngồi giữa) trong vai trò CEO của tình huống này |
Tuy nhiên, khi thực hiện điều đó, DN này sẽ phải bỏ ra khoản chi phí đầu tư lớn để nâng cấp công nghệ, quy chuẩn hóa hoạt động sản xuất và hàng loạt vấn đề khác để bảo đảm các nguyên tắc của TPP. Điều này đã khiến các cổ đông chùn bước và muốn tính toán lại kế hoạch.
Trong khi CEO quả quyết, TPP là cơ hội duy nhất để sống sót, thì các cổ đông lại cho rằng, khoản đầu tư nâng cấp là quá sức với DN. Chưa kể, DN sẽ còn phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ đã đi trước. Do đó, cách tốt nhất là chưa kinh doanh ở thị trường TPP, mà tìm một hướng đi khác hoặc tìm thị trường ngách để tồn tại, chờ đợi cơ hội để vươn lên bứt phá sau.
Liên quan vấn đề này, bạn Phạm Khánh Nhật (Hà Nội) đồng ý với quan điểm của CEO, thậm chí rất bức xúc khi cho rằng: “Tại sao các cổ đông lại nghĩ đến việc tìm thị trường ngách để trốn, mà không dám đầu tư nâng cao năng lực bản thân. Nhiều ông lớn thành công nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sức mạnh bản thân. Vậy sao DN nhỏ và vừa không nâng cao công nghệ của mình?”
Tương tự, bạn Vũ Bảo Vượng cho rằng, việc đầu tư dây chuyền công nghệ mới, tiến ra thế giới là một nước cờ mạo hiểm, mang tính sống còn, nhưng nếu giữ nguyên bộ máy cũ, cố gắng lèo lái để tồn tại, thì khác nào ôm một chiếc phao thủng.
“TPP là con dao hai lưỡi, thuế nhập khẩu về 0% thì hàng hóa nước ngoài cũng sẵn sàng thâm nhập Việt Nam. Đừng trông mong Nhà nước áp thuế cứu DN trong nước. Tự cứu mình trước đã, phải đi tiên phong, bắt tay với nước ngoài, gia công cho họ lấy kinh nghiệm khi ta vẫn còn lợi thế lao động giá rẻ, chi phí sản xuất thấp hơn (so với Mỹ). Một khi nắm được công nghệ, tự tin chất lượng sản phẩm không thua kém hàng nhập khẩu, thì việc đầu tư mạnh vào thiết kế mẫu mã sẽ chiếm lĩnh được thị trường nội địa”, bạn Vượng chia sẻ.
Trong khi đó, bạn Chu Hưng Thắng lại cho rằng, vấn đề là phải đánh giá được năng lực của DN đang ở đâu. TPP như một con đường cao tốc và liệu DN có đủ lực để đi hay chưa? Tham gia TPP không có nghĩa là chúng ta cứ phải xuất khẩu vào các thị trường phát triển như Mỹ và cơ hội còn dài. Khi DN thiếu vốn, năng lực quản trị hạn chế, thì hãy đi từng bước thật vững chắc ở thị trường trong nước, có thể gia công thuê cho các tập đoàn lớn của nước ngoài để học hỏi và khi đủ lực mới tính chuyện thâm nhập thị trường TPP.
Với những quan điểm nhiều chiều như trên, CEO nên làm thế nào để vừa bảo vệ được quan điểm điều hành của mình mà vẫn đảm bảo sự đồng thuận của cổ đông? Ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô miền Bắc và ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny Khu vực Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương sẽ tư vấn cho CEO trong tình huống này.n
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của Chương trình CEO - Chìa khóa Thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.

-
Cải cách vượt trội giúp Hải quan Hữu Nghị thu hút 700 doanh nghiệp mới trong nửa năm
-
Việt Nam điều tra kính nổi nhập khẩu từ Indonesia và Malaysia
-
Văn Phú đồng hành cùng giải Pickleball CAND 2025: Gắn kết thể thao, lan tỏa giá trị vị nhân sinh
-
IHG Hotels & Resorts sẽ mở thêm 22 khách sạn nữa tại Việt Nam
-
Quy định thuế, hoá đơn thay đổi: Chủ quán ăn uống cần chuẩn bị gì để thích ứng -
Imexpharm đạt 1.227 tỷ đồng doanh thu thuần trong 6 tháng đầu 2025, tăng 22% -
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu -
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng -
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm -
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất -
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu
-
1 Đề xuất tính thuế dựa trên số lần giao dịch bất động sản, cao nhất lên tới 10% giá bán
-
2 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
3 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
4 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo