-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
"Gãi đúng chỗ ngứa" của người dùng
Trần Việt Hùng là cựu nghiên cứu sinh Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) ngành Khoa học Máy tính, Đại học Iowa (Mỹ), nhưng ngay từ đầu anh không xác định sẽ theo ngành học kỹ thuật. Từ năm thứ hai, anh đã học thêm về kinh doanh để nắm bắt cơ bản mọi thứ.
Thời gian đầu khi lập ra GotIt!, anh từng thuê một vị CEO người Mỹ. Sau một thời gian, anh quyết định đường ai nấy đi vì mọi việc không đi theo quỹ đạo mong muốn. Và anh tự mình học hỏi thật nhanh và thật nhiều để có thể điều hành mọi việc.
Theo số liệu thống kê, thì 9/10 startup sẽ chết trong năm đầu tiên và với đa số các start-up bị thất bại, nguyên nhân chính là các nhà sáng lập và team của họ làm ra sản phẩm hay dịch vụ mà không ai cần. Để giảm thiểu rủi ro, các startup bây giờ đều phải đánh giá tính khả thi của ý tưởng bằng dữ liệu và tương tác trực tiếp với người dùng trước khi bắt tay vào xây dựng sản phẩm.
Doanh nhân khởi nghiệp Trần Việt Hùng. |
Trong khi rất nhiều startup còn đang mải mê suy nghĩ nên chạy thử sản phẩm nào, thì Hùng và các cộng sự xây dựng một nền tảng chia sẻ kiến thức theo yêu cầu để bất kỳ ai khi có một câu hỏi hoặc một khái niệm nào đó cần học có thể kết nối trực tiếp với một chuyên gia và trong vòng 10 phút, chuyên gia sẽ giảng giải và giúp họ tìm ra câu trả lời. GotIt! giải quyết vấn đề mà người dùng gặp phải là tốc độ và việc đảm bảo chất lượng mỗi khi người dùng cần hỏi một điều gì đó.
Ứng dụng đầu tiên được xây dựng trên nền tảng của GotIt! nhắm vào lĩnh vực giáo dục, cụ thể là học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Ứng dụng này được thiết kế dựa trên các hiểu biết sâu sắc về đối tượng người dùng: Hàng ngày họ gửi ảnh lên mạng xã hội và chat trên điện thoại thông minh như một bản năng tự nhiên, vì họ đã quen sử dụng các app lớn như Facebook, SnapChat, và Instagram.
Tuy nhiên, chưa có một ứng dụng nào giúp họ tìm kiếm giải đáp cho các thắc mắc của mình. Chính vì thế, khi kết hợp các yếu tố này lại, GotIt! đã đem lại cho người dùng chính xác những thứ họ muốn và kết quả là tốc độ tăng trưởng ngay lập tức tăng kỷ lục: GotIt! thường xuyên ở trong top 10 ứng dụng Giáo dục tại Apple App Store tại Mỹ và đã từng đứng thứ 2 chỉ sau iTunesU.
Theo Trần Việt Hùng, quy mô, sản phẩm và trách nhiệm là ba thứ anh tự hào nhất về GotIt! Nhưng anh muốn nói nhiều hơn về những thứ mà anh và cộng sự chưa hài lòng lắm, mà theo anh, đáng lẽ có thể làm tốt hơn.
Một là, tốc độ triển khai các ý tưởng chưa nhanh như mong muốn; Hai là chưa thuyết phục được các kỹ sư phần mềm giỏi nhất ở Hà nội tham gia team. Trong năm vừa qua GotIt! đã thử nhiều cách để thu hút nhân tài về làm việc cho đội ngũ kỹ thuật tại Hà Nội nhưng chỉ tuyển được khoảng 25% cho các vị trí đang tuyển dụng; Và ba là chưa tuyển được nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc trên GotIt! Sau rất nhiều công sức bỏ ra, số lượng chuyên gia tại Việt Nam được lựa chọn nhỏ hơn rất nhiều so với con số mà anh nghĩ là có thể tuyển được.
Startup “điên khùng” trong mắt các nhà đầu tư
GotIt! chuyển sang Silicon Valley từ tháng 10/2013 để phát triển sản phẩm và xây dựng đội ngũ. Hiện tại GotIt! đã huy động vốn qua các vòng: Angel, Seed, và Series A. Capricorn Investment Group (thành lập bởi chủ tịch đầu tiên của eBay Jeff Skoll) là nhà đầu tư đã rót vốn vào GotIt!
Quỹ này nổi tiếng bởi chỉ rót vốn cho các ý tưởng “điên rồ”, tạo ra các sản phẩm thay đổi thế giới như SpaceX, Tesla, Planet Labs. Doanh thu từ người dùng hiện tại chưa phải là nguồn thu chính. Chi phí hoạt động của GotIt! là từ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley.
Silicon Valley có rất nhiều nhà đầu tư “thượng vàng hạ cám” và các quỹ đầu tư mạo hiểm thường nhắm vào những startup “điên khùng” một chút. Do đó, để tìm kiếm được nhà đầu tư tốt, không chỉ cung cấp vốn mà còn hỗ trợ nhiều mặt khác trong việc phát triển công ty, GotIt! đã phải “làm bài tập về nhà”trước.
“Các nhà đầu tư của GotIt! tin tưởng rằng, với khả năng cung cấp dịch vụ kiến thức cho người dùng, GotIt! là một công ty có ý nghĩa tích cực và thực sự thay đổi cuộc sống của nhiều người trên phạm vi toàn cầu. Bạn cứ tưởng tượng một ngày không xa, mỗi khi bạn có một câu hỏi khó, bạn không cần dùng Google mà có thể dùng GotIt! để kết nối với chuyên gia, trao đổi trực tiếp và tìm ra câu trả lời, bạn sẽ thấy ảnh hưởng của GotIt! thế nào. Thực tế rất ít công ty có khả năng vừa tạo ra giá trị tốt về mặt tài chính, vừa có ảnh hưởng về xã hội. Đây chính là lý do mà các nhà đầu tư nổi tiếng như Capricorn Investment Group đã đứng ra chống lưng cho GotIt!”, Hùng chia sẻ.
Ở Silicon Valley, các quỹ đầu tư mạo hiểm được chia ra theo từng thứ hạng khác nhau. Trong đó, GotIt! nhắm vào hạng Tier 1 (là những quỹ hàng đầu, với tỷ lệ thành công cao) và đã được họ đầu tư với các điều kiện cực kỳ ngặt nghèo.
Họ kiểm tra mọi thứ rất kỹ, từ ý tưởng, sản phẩm, thị trường, founder và team. Việc xây dựng một công ty có tầm vóc là một việc dài hơi. Thông thường, các công ty công nghệ lớn cần một khoảng thời gian từ 7 tới 10 năm để có thể ổn định. Trong quá trình này, không tránh khỏi những lúc thăng trầm bởi startup phải giải quyết quá nhiều điều còn chưa rõ ràng, hoặc ứng phó với những thay đổi từ bên ngoài ảnh hưởng tới kế hoạch của công ty.
Các nhà đầu tư Tier 1 là những người luôn tìm kiếm các cơ hội để chống lưng cho các startup có tiềm năng trở thành các công ty lớn như Google, Facebook… vì muốn thu về một món hời từ khoản đầu tư của họ. Thế nên họ cũng có tầm nhìn dài hạn, rất kiên nhẫn, và tìm cách hỗ trợ các công ty mà họ đầu tư khi các công ty không phát triển theo đúng lộ trình. Trong khi đối với các nhà đầu tư ngắn hạn, việc đầu tiên họ nghĩ tới là làm sao thu hồi được vốn, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu và sẵn sàng ép bán công ty.
“GotIt! và Capricorn Investment Group chọn nhau để hợp tác vì cùng có tầm nhìn dài hạn để đưa GotIt! thành một công ty công nghệ quan trọng trong tương lai”, Hùng khẳng định và cho biết, một trong những quyết định khó khăn của anh là phải làm sao để cân bằng giữa tốc độ phát triển và doanh thu.
Một cách thẳng thắn, Hùng thừa nhận, Công ty vẫn có thể bị thất bại trong quá trình tăng trưởng, nhưng anh tin rằng, trong tương lai gần, GotIt! có thể trở thành một start-up kỳ lân, định giá của Công ty phải lên đến hàng tỷ USD.
“Trong một vài năm tới, GotIt! chưa nghĩ đến việc đi ra khỏi thị trường các nước nói tiếng Anh, mà tập trung vào các thị trường chính là Bắc Mỹ, châu Âu và bắt đầu tìm hiểu để mở rộng sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng tại Việt Nam, GotIt! đang có những tình nguyện viên giúp đào tạo các chuyên gia người bản địa”, Trần Việt Hùng tiết lộ.
Là người Việt, thành lập startup tại Mỹ, rồi tung ra sản phẩm có ảnh hưởng toàn cầu, Trần Việt Hùng từ một nhà khoa học thuần túy, chuyển sang làm giám đốc điều hành của một startup và có thể trở thành một công dân toàn cầu. Đặc biệt, điều này càng có ý nghĩa hơn khi thế hệ mới gần như chưa có founder người Việt nào thành công vang dội ở Silicon Valley. Anh có thể sẽ thành một “tiền lệ” để thế hệ người Việt tiếp theo khởi nghiệp tại đây có “hồ sơ” đẹp hơn trong mắt các nhà đầu tư.
“Tôi nghĩ, các nhà sáng lập ngay từ bây giờ nên tìm kiếm các cơ hội để thử sức ở Silicon Valley, vì dù có thất bại, các bạn cũng học hỏi được rất nhiều thứ ở một đẳng cấp khác hẳn. Điều này sẽ giúp bạn làm tốt hơn nhiều trong những lần startup tiếp theo. Ngoài ra, tư duy mở và chấp nhận sự khác biệt cũng rất quan trọng cho sự phát triển. Các nhà sáng lập cần tập trung cao độ vào việc xây dựng sản phẩm hay dịch vụ, đó là cách duy nhất làm tăng xác suất thành công của các bạn. Xét cho cùng thì khách hàng là người quyết định số phận startup của bạn và nếu không có một sản phẩm hay dịch vụ tốt thì làm sao mà bạn có thể thuyết phục được họ?”, anh có lời nhắn nhủ đến các startup muốn khởi nghiệp ở nước ngoài.
-
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024 -
DNP thu lời gần 700 tỷ đồng từ M&A hai nhà máy nước -
Gần 15 triệu tấn thép ngoại đổ bộ, Việt Nam tiêu tốn hơn chục tỷ USD
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"