
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Tại Khoa Nhi, nhiều giường bệnh đã quá tải do sự gia tăng của bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, trong đó bệnh sởi được điều trị trong khu vực riêng biệt để tránh lây lan.
![]() |
Trong thời gian gần đây, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) đã tiếp nhận hàng loạt trẻ mắc sởi và sốt xuất huyết. |
Chị Đinh Thị Phương (ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), có con đang điều trị tại Khoa Nhi cho biết, cháu nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, đến ngày thứ 5 mới phát ban đỏ khắp người, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh sởi. Khi vào viện, cháu đã có biến chứng viêm thanh quản. Gia đình cũng lo lắng vì đã lâu không tiêm vắc-xin sởi cho cháu.
Bác sỹ Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, trong khoảng 1 tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận gần 40 bệnh nhi mắc sởi.
Các trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho, sổ mũi - những triệu chứng thường thấy ở bệnh hô hấp. Một số trẻ kèm theo phát ban được xét nghiệm và chẩn đoán mắc sởi.
Bệnh sởi chủ yếu xuất hiện ở trẻ từ 4 tháng đến 8 tuổi, với một số trẻ đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản. Một phần nguyên nhân gia tăng bệnh sởi là do nhiều trẻ chưa tiêm vắc-xin đầy đủ, hoặc không được tiêm đúng lịch.
Lý giải số ca mắc sởi gia tăng, bác sỹ Mai Sang cho biết, với nhiều trẻ mắc sởi chưa khi đến tuổi tiêm vắc xin; một số trẻ tiêm không đầy đủ; trẻ bị bỏ sót mũi tiêm.
Đáng lo ngại, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh. Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dịch sởi lây lan còn do các yếu tố như: Thời tiết mùa Đông - Xuân hiện nay đang là môi trường thuận lợi để vi-rút sởi phát triển, lây lan.
Ngoài ra, miễn dịch do tiêm vắc xin sởi ở trẻ chưa sản sinh hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt. Đặc biệt, thời gian ủ bệnh, diễn biến bệnh sởi khá lâu nên nên dẫn đến thời gian lây nhiễm kéo dài. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sởi thường là khi bệnh nhi đã xuất hiện phát ban và gia đình mới có thể cách ly trẻ.
Để giảm thiểu nguy cơ, các gia đình cần theo dõi sát sao sức khỏe trẻ, tuân thủ lịch tiêm chủng và bảo vệ trẻ tránh tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách tiêm đầy đủ vắc-xin sởi và các loại vắc-xin phòng bệnh khác theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Tạo môi trường sống sạch sẽ, rửa tay cho trẻ thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, và thậm chí tử vong. Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý và có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ.
Bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho rằng, trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.
Bên cạnh đó, theo bác sỹ Việt Hoa, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Bộ Y tế tiếp nhận nửa triệu liều vắc-xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu