-
Bất ngờ với số thu ngân sách xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024 -
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
Mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc phải có đủ 4 loại giấy tờ. |
Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan chức năng Trung Quốc đã thông báo tiến hành kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong container thông thường do lo ngại dịch Covid-19 dễ lây lan qua biên giới khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và mùa xuân,
Theo đó, các biện pháp kiểm tra bao gồm lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong container để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm; tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa trên container nhập khẩu; thực hiện phun khử trùng phòng dịch đối với container rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa.
Công tác kiểm tra, khử trùng phòng dịch đối với xe chở container cũng như bao bì hàng hóa trên xe cũng được thực hiện tương tự quy trình nêu trên.
Các biện pháp trên không áp dụng đối với các loại hàng hóa là chất nguy hiểm, lương thực, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi và các loại hàng hóa không có bao bì hoặc có bao bì nhưng dễ bị thuốc khử trùng thẩm thấu gây ô nhiễm. Việc kiểm tra, khử trùng phòng dịch đối với container hàng hóa đông lạnh vẫn thực hiện bình thường theo các quy định trước đó của cơ quan Hải quan Trung Quốc.
Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc (địa phương có biên giới với 04 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) cũng đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.
Cụ thể, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu nếu không có đầy đủ 04 loại giấy tờ sau sẽ không được phép tiêu thụ trên thị trường, cụ thể gồm: (i) chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu; (ii) chứng nhận khử trùng; (iii) chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp; (iv) chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid-19.
Các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào Quảng Tây qua các cửa khẩu, cảng biển khi bảo quản, tiêu thụ và gia công trên địa bàn phải được nhập kho giám sát tập trung của địa phương, thực hiện nghiêm túc lấy mẫu axit nucleic, khử trùng toàn bộ bề mặt hàng hóa, quản lý truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Các sản phẩm đã thực hiện công tác trên tại tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc vẫn phải nhập kho để đối chiếu, sau đó có thể tiêu thụ hoặc gia công.
Bộ Công Thương trân trọng thông báo và khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc tăng cường công tác giám sát chất lượng của hàng hóa, tránh vi phạm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực phẩm, góp phần góp quá trình thông quan diễn ra thuận lợi hơn.
Bộ Công Thương cũng đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành của Việt Nam để trao đổi với phía Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Năm 2020 là một năm nhiều khó khăn đối với kinh tế, thương mại khu vực và thế giới nói chung, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng. Tuy nhiên với việc thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 của cả Việt Nam và Trung Quốc, thương mại hai chiều giữa hai nước tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và ngoại thương của mỗi bên.
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, giá trị trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019 (tương ứng với 16 tỷ USD).
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019 (năm 2019 nhập siêu từ Trung Quốc 34 tỷ USD).
Với những con số kể trên, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Động lực tăng trưởng chính của thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 chủ yếu đến từ nhóm hàng chế biến chế tạo (đạt 37,07 tỷ USD, tăng 20,06%) và vật liệu xây dựng (đạt 3,12 tỷ USD, tăng 104,09%)…
-
Đề xuất thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Đăng kiểm Quảng Nam -
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam lần thứ sáu liên tiếp -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả