Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
TS. Nguyễn Công Ái: M&A có thể tăng trưởng 100% vào năm 2022
Trọng Tín - 15/10/2021 11:28
 
Theo TS. Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam, khi đại dịch được kiểm soát, hoạt động M&A năm 2022 sẽ sôi động và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với năm 2021.

Thông tin được TS. Nguyễn Công Ái đưa ra tại Hội thảo "M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cũng chuỗi giá trị", do Báo Đầu tư và NovaGroup phối hợp tổ chức, diễn ra vào sáng nay (15/10).

a
Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam. (Ảnh: Lê Toàn)

Nói về thị trường M&A tại Việt Nam, từ góc nhìn của một nhà tư vấn, theo ông Nguyễn Công Ái, trong năm 2020, công ty tư vấn của ông tương đối nhàn bởi số thương vụ M&A có giảm đi đáng kể. Mặc dù năm 2020 Việt Nam chống dịch rất tốt, nhưng một số nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, họ không thể qua được Việt Nam nên các thương vụ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, bước sang năm 2021, Việt Nam gặp khó khăn do đợt bùng dịch lần thứ tư thì các nước khác đã bắt đầu kiểm soát được đại dịch, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn tiền để chuẩn bị cho làn sóng M&A mới.

Từ cuối năm 2020, thị trường châu Âu và châu Á đã bắt đầu phát triển rất mạnh mẽ, một số doanh nghiệp ở Mỹ khi IPO thành công sẽ bắt đầu rót tiền vào một số nước, nên thời điển này, giá trị thương vụ M&A ở Mỹ đã tăng 60%. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ.

Với thị trường Việt Nam, trong thời gian qua, KPMG đã thực hiện thành công các thương vụ M&A qua hình thức trực tuyến. Năm 2021 dù thị trường khó khăn, nhưng vẫn có những thương vụ lớn như thời điểm tháng 9/2021, Tập đoàn Thaco đã hoàn tất việc chuyển nhượng hoạt động kinh doanh siêu thị Emart tại Việt Nam.

Với những chỉ số khả quan, KPMG tin tưởng kể từ đầu năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát, khi Việt Nam tiêm vắc xin đầy đủ, hoạt động M&A sẽ sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Ái nhấn mạnh thêm, bây giờ đang là cơ hội vàng cho thị trường M&A. Ví dụ, một ngành khó khăn lớn trong đại dịch là F&B, doanh nghiệp phục vụ dịch vụ, nhà hàng, nhưng khi nghiên cứu thị trường này có khả năng 30% các nhà hàng độc lập biến mất sau đại dịch sau thời gian dài chịu không nổi chi phí mặt bằng, trừ phi người kinh doanh tại nhà của họ.

Nhưng có một loại doanh nghiệp khác có thể phát triển mạnh, đó chính là các chuỗi cà phê, nhà hàng… với khách hàng quay lại sau đại dịch thì đây la cơ hội lớn.

“Trong nguy có cơ, chúng tôi thấy trong đại dịch mỗi người có cơ hội ngồi lại, suy nghĩ, về cuộc sống, làm sao để cải thiện”, ông Ái nói và đánh giá, doanh nghiệp cũng vậy, họ thấy rõ ràng ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh là cực quan trọng. Như các chuỗi không như nhà hàng bán tại chỗ, thì phải có dịch vụ bán mang về, như chuỗi Haidilao - bán gói lẩu ăn tại nhà, rất sáng tạo, doanh nghiệp luôn có giải pháp.

Trong giai đoạn mới là chuyển đổi số, là bắt buộc, nhưng phải nhanh. Đây là các xu hướng không thể bỏ qua, là cơ hội cho doanh nghiệp chớp được cơ hội và có chiến lược phù hợp.

Theo ông Ái, thị trường M&A gần đây có tính định hướng rất cao. Trước đây, có những doanh nghiệp rất nhiều tiền, họ tham gia mỗi lĩnh vực một chút. Vingroup có thời gian định thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, hàng không…., nhưng hiện họ đang có định hướng chiến lược rất rõ ràng và cương quyết.

Hay Novaland đã mở rộng là NovaGroup, Nova Services Group, Nova Consumer Group… Có thể nói, định hướng chiến lược rõ ràng giúp định hướng M&A rõ ràng và cơ hội thành công cao hơn.

Doanh nghiệp Việt lớn mạnh cùng chuỗi giá trị
Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng mua bán - sáp nhập (M&A) như một công cụ “trợ lực” cho các hoạt động tái cơ cấu, mở rộng hệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư