-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Trường THCS - THPT Tân Phú (TP.HCM), là một trong những trường học ngoài công lập thuộc hệ thống giáo dục TTC Edu |
Dồn dập rót vốn, M&A
Quỹ Navis Capital Partners (Kuala Lumpur, Malaysia) đang quản lý danh mục 5 tỷ USD tập trung tại châu Á vừa công bố hoàn tất việc mua lại Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công (TTC Edu).
Con số đầu tư không được tiết lộ cụ thể. Nhưng đối với mỗi khoản đầu tư, quỹ này luôn tìm cách rót vốn 15 - 150 triệu USD nhằm mua lại phần lớn cổ phần trong các công ty danh mục đầu tư của mình và nắm quyền kiểm soát.
Giáo dục là một mảng đầu tư mới đối với Navis Capital Partners, bởi trước đó, Quỹ chủ yếu đầu tư vào hàng tiêu dùng, công nghiệp và dịch vụ bán lẻ. Tại Việt Nam, quỹ này đã từng đầu tư vào Công ty Thủy sản Gò Đàng, Dược phẩm OPV và đang đầu tư vào Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
Ra đời năm 2007, hệ thống giáo dục Thành Thành Công là chuỗi trường tư thục tại khu vực miền Nam, đang sở hữu 17 trường học và các trung tâm đào tạo tiếng Anh (tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Đà Lạt với giần 15.000 học sinh). Tập đoàn này cũng mua Trường đại học Yersin, Trường cao đẳng Sonadezi. Niên độ tài chính 2017 - 2018, doanh thu của TTC Edu đạt 464 tỷ.
Trước đó, Tập đoàn FLC cũng nhảy vào lĩnh vực giáo dục với tuyên bố rót gần 4.000 tỷ đồng vào Trường Đại học FLC. Trường có quy mô khoảng 50 ha tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh), dự kiến khởi công trong năm nay. Với 3 chuyên ngành mũi nhọn là công nghệ cao, du lịch và hàng không, Trường dự kiến tuyển sinh mùa đầu tiên vào cuối năm 2020 với quy mô tuyển sinh ban đầu là 600 sinh viên, tăng lên 6.100 sinh viên vào năm 2024 và 10.000 sinh viên vào năm 2035.
Nhiều thương vụ M&A giữa các trường tư diễn ra trong thời gian qua cho thấy, lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam đang là một thị trường thực sự sôi động và hấp dẫn. Các thương vụ nổi bật có thể kể đến là: Tập đoàn Nguyễn Hoàng trở thành chủ sở hữu của các trường đại học Hoa Sen, Hồng Bàng, Gia Định, Bà Rịa - Vũng Tàu cùng rất nhiều trường mầm non và phổ thông khác; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hutech (chủ sở hữu của Trường đại học Công nghệ TP.HCM) mua lại Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM; Tập đoàn Hùng Hậu Holdings sở hữu Trường đại học Văn Hiến và hoàn tất mua hàng loạt trường như Cao đẳng Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Hạnh, Trung cấp Vạn Tường, Trung cấp Âu Lạc (Huế) 3 năm trước; Tập đoàn Đầu tư tài chính toàn cầu TPG mua lại phần lớn cổ phần của VAS thông qua việc thoái vốn của 2 quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund II và MAJ Invest.
Năm 2018, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương hiệu Đại học VinUni (VinUni). Sau thành công với mô hình giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool, VinUni sẽ là trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới. VinUni sẽ phát triển các chuyên ngành trọng điểm là kinh doanh, công nghệ và khoa học sức khỏe, chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.
Phi lợi nhuận, nhưng siêu lời
Việt Nam đang bùng nổ giáo dục tư nhân. Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn thấy một thị trường hấp dẫn với gần 100 triệu dân, trên 60% ở độ tuổi dưới 35 và dân số ở độ tuổi đi học nhiều, đặc biệt, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và phổ cập giáo dục đến người dân.
Theo thống kê của TTC Edu, phụ huynh Việt Nam chi đến 47% thu nhập cho việc giáo dục con cái. Mỗi năm, người Việt chi khoảng 3 tỷ USD cho con du học, nhất là bậc phổ thông trung học và đại học, cao đẳng.
Điều này vừa cho thấy nhu cầu đầu tư cho chất lượng giáo dục, vừa cho thấy được những bất cập của giáo dục trong nước, do đó, Việt Nam cần đầu tư xây dựng các trường có chất lượng quốc tế. TTC Edu dự kiến, niên độ 2020 - 2021 sẽ cung cấp dịch vụ giáo dịch chất lượng mang tầm quốc tế đến gần 30.000 học sinh, sinh viên trên toàn hệ thống.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, thị trường giáo dục hiện được Quỹ chia thành 3 nhóm: nhóm K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12), Anh Văn (ngoại ngữ), còn lại là nhóm chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, dạy online. Trong đó, mảnh đất “màu mỡ”, hấp dẫn dẫn nhất thuộc về nhóm K-12.
Chính vì rất “màu mỡ”, nên nhóm K-12 đang nở rộ ở trường công và tư. Tại các trường tư, mức học phí trung bình cho mỗi học sinh từ 4.000 - 5.000 USD/năm đến 25.000/năm, thậm chí có trường lên đến 35.000 USD/năm.
Đáng chú ý, hầu hết các nhà đầu tư tư nhân như TTC Edu, FLC… nhảy vào lĩnh vực giáo dục đều tuyên bố, thị trường rất hấp dẫn, nhưng đầu tư không vì lợi nhuận hoặc không vì mọi giá để có lợi nhuận.
Theo PGS-TS. Nguyễn Việt Khôi, Phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhà đầu tư luôn “ngửi” thấy lợi nhuận. Nhu cầu về giáo dục lớn, hệ thống trường công không đáp ứng được nhu cầu đào tạo, mặt bằng học phí tại các trường tư rất cao… là những yếu tố hấp dẫn để nhà đầu tư tư nhân nhảy vào cuộc chơi. Thậm chí, nhiều trường công hiện cũng tư nhân hóa khi tự chủ thu - chi.
Cũng liên quan đến vấn đề lợi nhuận của các trường tư, ông Andy Ho cho rằng, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục theo mô hình phi lợi nhuận vẫn có thể đem lại “siêu lợi nhuận”. Nếu các nhà đầu tư đang rót vốn vào lĩnh vực này tuyên bố không vì lợi nhuận, thì chỉ cần giảm học phí, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có cơ hội học tập tốt với chi phí hợp lý.
Chờ cơ hội đột biến
Giáo dục là một ngành khá ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi chu kỳ kinh doanh. Vấn đề quan trọng hơn là nhà đầu tư đáp ứng phân khúc nào trong giáo dục và khả năng mở rộng trong tương lai ra sao.
Nói về cơ hội đầu tư tiếp theo vào lĩnh vực giáo dục, sau thương vụ khá thành công trước đó, Vinacapital cho biết, đến nay, Quỹ vẫn chưa tìm được cơ hội hợp lý.
“Một trường đã hoàn hảo có giá cao và không có cơ hội gia tăng giá trị sẽ không hấp dẫn Vinacapital. Chúng tôi tìm một ngôi trường có giá rẻ, sau đó tái cơ cấu, sửa chữa, mang giá trị gia tăng, đến lúc tốt thì thoái vốn”, ông Andy Ho nói. Vị đại diện Vinacapital cũng cho biết, trong đầu tư vào giáo dục, yếu tố quan trọng nhất là vị trí mặt bằng của trường đắc địa, rộng rãi để vừa có cơ hội tăng quy mô, vừa có chỗ cho học sinh vui đùa, sau đó mới nói đến phân khúc cạnh tranh ra sao.
Quy trở lại với diễn biến của thị trường, ngay từ đầu năm nay, nhiều nhà đầu tư đã tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, nhưng chưa có cơ hội đột biến thực sự. Các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm các doanh nghiệp đang hoạt động sẵn, có quy mô tương đối và có lợi nhuận. Tuy nhiên, những đơn vị như thế ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khi có lợi nhuận, quy mô đủ lớn, những suất đầu tư 30 -50 triệu USD không còn là những thương vụ hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài nữa, thay vào đó là những thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD. Đây mới là đối tượng được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Mô hình kinh doanh phi lợi nhuận phụ thuộc vào cách ứng xử với lợi nhuận
Hiện trên thế giới và Việt Nam có nhiều trường hoạt động theo mô hình không lợi nhuận, nhưng lại là siêu lợi nhuận.
Yếu tố quyết định một mô hình kinh doanh có phải phi lợi nhuận hay không không phụ thuộc vào khoản tiền thu về, mà phụ thuộc vào cách ứng xử với lợi nhuận. Theo đó, một mô hình được coi là phi lợi nhuận, nếu khoản lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh không được chia lại cho các chủ sở hữu, cổ đông, mà tái sử dụng cho những hoạt động như đầu tư phát triển công ty, phục vụ cộng đồng, nuôi giáo viên…
Trường hợp Đại học Harvard (Mỹ), Unis Hà Nội, RMIT Việt Nam là những ví dụ. Unis Hà Nội là một trong những là một ngôi trường phi lợi nhuận dành cho cả những gia đình nước ngoài và gia đình Việt Nam hiện đang sống ở Hà Nội. Mức học phí tăng theo từng cấp, trong đó, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ trả mức phí hơn 22.000 USD/năm (500 triệu đồng), còn học sinh lớp 11, 12 là 27.000 USD/năm (hơn 610 triệu đồng).
-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn -
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới
-
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu