Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Tuyên bố in sẵn về quyền kinh doanh
Đậu Anh Tuấn - 10/07/2014 08:34
 
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cần bổ sung tuyên bố in sẵn về quyền doanh nghiệp được làm gì và phải làm gì trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm cảnh báo doanh nghiệp và cả bên thứ ba.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ba điểm lớn cần làm rõ của Luật Doanh nghiệp sửa đổi
Quyền tự do kinh doanh, những phát sinh trong thực tiễn
Sửa Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy cạnh tranh có trật tự
Doanh nghiệp có quyền "tự do kinh doanh" đến đâu?
Cấp phép càng thoáng, hậu kiểm càng phải chặt

Trước hết, về đăng ký thành lập doanh nghiệp, VCCI có quan điểm ủng hộ định hướng đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi, nhưng cần nhấn mạnh yêu cầu Luật Doanh nghiệp cần quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp, ít nhất trong những lĩnh vực chung thuộc phạm vi của Luật này (như hậu kiểm để đảm bảo rằng, doanh nghiệp đã đăng ký là tồn tại, có hoạt động, không phải doanh nghiệp ma…, để giải quyết được lo ngại là vì thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản sẽ dẫn tới doanh nghiệp dễ dàng thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn…).

   
  Quy định về hậu kiểm trong Luật Doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng, doanh nghiệp đã đăng ký là tồn tại  

Việc thực hiện hậu kiểm cần phải nêu rõ yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ và thông tin hai chiều giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan thuế, để tránh tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp từ việc phải chịu hậu kiểm chồng chéo cho đến những vấn đề tương tự bởi nhiều cơ quan khác nhau.

Về việc ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, VCCI ủng hộ chủ trương bỏ việc ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, bởi mục tiêu quản lý nhà nước không đạt được trong quy định này, do những bất cập thực tế từ cả phía doanh nghiệp (đăng ký khống nhiều ngành nghề) và cơ quan nhà nước (áp mã ngành nghề chưa phù hợp và chưa bao quát được trên thực tế).

Việc ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi nên đi theo hướng, trong mục ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không ghi ngành nghề kinh doanh và cần ghi tuyên bố in sẵn (với mục tiêu cảnh báo cả cho doanh nghiệp và bên thứ ba) như sau: “Doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong tất cả các ngành nghề trừ các ngành nghề mà pháp luật cấm theo Phụ lục 1 kèm theo và được cập nhật trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong Danh mục tại Phụ lục 2 kèm theo và được cập nhật trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này không có ý nghĩa thay thế các điều kiện và/hoặc giấy phép kinh doanh cụ thể trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.

Thay đổi cách đăng ký kinh doanh để có thông tin thực Thay đổi cách đăng ký kinh doanh để có thông tin thực

Ngoài ra, cần có 2 phụ lục kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: Danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh tại thời điểm doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh; Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại thời điểm doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, có kèm theo dẫn chiếu tới văn bản pháp luật quy định về các điều kiện đó. Phụ lục 2  gồm cả các ngành nghề mà đối với nhà đầu tư nước ngoài là có điều kiện.

Các danh mục trên thể hiện tập trung nguyên tắc cơ bản trong Nhà nước pháp quyền: công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm và nếu Nhà nước không thể liệt kê, cập nhật được tất cả những ngành nghề kinh doanh có điều kiện/cấm kinh doanh thì doanh nghiệp không thể buộc phải tuân thủ các điều kiện không được liệt kê đó.

Sự việc được Đài Truyền hình Việt Nam nêu rầm rộ gần đây về việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy đăng ký kinh doanh ngành nghề nuôi gián đất cho doanh nghiệp, nhưng sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cấm kinh doanh do gián đất thuộc nhóm sinh vật ngoại lai cấm nuôi cho thấy, đa phần công chúng hiểu rằng, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được phép kinh doanh, vì vậy nếu Luật Doanh nghiệp đi theo hướng này, thì rất cần có câu tuyên bố và phụ lục nêu rõ quyền doanh nghiệp được làm gì và phải làm gì.

Sửa Luật DN, môi trường kinh doanh sẽ xếp “chiếu trên” Sửa Luật DN, môi trường kinh doanh sẽ xếp “chiếu trên”

Hôm nay, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII sẽ bế mạc. Sau một tháng làm việc, Quốc hội đã cho ý kiến về nhiều dự luật, trong đó có những dự luật rất được kỳ vọng, như Luật Doanh nghiệp sửa đổi. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư