
-
ĐHĐCĐ CII: Thông qua kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn lên 6.264 tỷ đồng
-
Đầu tư Cao su Đắk Lắk muốn chuyển sàn sang HoSE
-
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn
-
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng
-
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
![]() |
Theo báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán SSI, doanh thu và lợi nhuận trước thuế sơ bộ của Viglacera (mã VGC) trong 9 tháng 2019 ước tính lần lượt là 7.090 tỷ đồng và 855 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 11% và 31% so với cùng kỳ. Trong riêng quý III/2019, doanh thu giảm nhẹ 1% còn 2.250 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận lại tăng vọt 60,9%, đạt 342 tỷ đồng.
Động lực tăng trưởng chính đến từ phân khúc khu công nghiệp. Số liệu ước tính từ SSI cho biết lợi nhuận từ phân khúc bất động sản đạt 512 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ. Tỷ trọng trong cơ cấu tổng lợi nhuận cũng đã tăng lên 60%, từ mức 51% trong 9 tháng đầu năm 2018.
Theo SSI, công ty đã cho thuê khoảng 151 ha mới trong 9 tháng đầu năm nay, gấp rưỡi diện tích thuê mới năm 2018. Giá cho thuê duy trì ổn định trong suốt năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, nhưng điều chỉnh tăng 5 -7% trong nửa cuối năm nay. Riêng quý III, Viglaxera cho thuê 50 ha đất công nghiệp với khách thuê mới chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Trong đó, Foxconn (Đài Loan) với dự án nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình ti vi, dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 26 triệu USD dự kiến triển khai tại Nhà máy tại Khu công nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh),.
Đối với mảng kinh doanh vật liệu xây dựng, tổng lợi nhuận đi ngang trong 9 tháng đầu năm. Gạch men là phân khúc duy nhất đạt tăng trưởng với lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt 101 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ nhờ tích cực tái cấu trúc từ giữa năm 2018, cải tổ hoạt động bán hàng, sản xuất và quản lý và đưa ra dòng sản phẩm cao cấp.
Trong khi đó, lợi nhuận từ kính xây dựng, thiết bị vệ sinh và gạch ngói giảm lần lượt 36%, 27% và 11% so với cùng kỳ xuống còn 70 tỷ đồng, 56 tỷ đồng và 95 tỷ đồng do cạnh tranh gay gắt. Đối với kính xây dựng, áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm Malaysia đã khiến giá kính giảm. Mảng thiết bị vệ sinh cũng chịu áp lực từ hàng nhập khẩu Trung Quốc tại thị trường miền Nam. Mảng gạch ngói cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi chi phí than đầu vào tăng, cùng với nhu cầu thị trường chậm lại.
Nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh Mỹ Xuân (với công suất hàng năm là 750.000 sản phẩm bắt đầu hoạt động trong quý IV//2018 và hiện đạt công suất 70%. Đánh giá về mảng kinh doanh này, SSI cho rằng nhà máy sẽ hoạt động ổn định trong năm tới, từ đó giúp doanh thu và lợi nhuận từ thiết bị vệ sinh tăng 7% và 14% so với cùng kỳ.

-
Hoạt động 12 năm, một công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ngoại báo lỗ đến 11 năm -
Long Sơn PIC tìm thêm nhà đầu tư cùng triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn -
Gánh nặng nợ trái phiếu của doanh nghiệp liên quan khu nghỉ dưỡng 12.000 tỷ tại Hải Phòng -
Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch lợi nhuận giảm 34,9% trong năm 2025 -
Kiên định với “AI bán xe số xanh”, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng 20% năm 2025 -
Dấu hỏi dòng tiền xoay vòng, VISC muốn bơm thêm tiền cho tự doanh và ký quỹ -
Nafoods quay lại thị trường Nga, phát triển thị trường Trung Quốc
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu