
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng
Thông tin này vừa được ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc thường trực Vinatex xác nhận và cho biết thêm, chắc chắn, IPO sẽ diễn ra trong quý III năm nay.
Thực hiện chủ trương Chính phủ về tái cấu trúc các doanh nghiệp nghiệp nhà nước, tạo đà cho sự phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; triển khai chỉ đạo của Bộ Công thương, Vinatex đã thực hiện tiến trình cổ phần hóa Công ty mẹ Tập đoàn và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam ngày 6/5/2014.
![]() | ||
Cổ đông Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn tại Vinatex |
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Vinatex có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Tổng số cổ phần là 500 triệu cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó, Nhà nước nắm giữ 255.000.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 3.000.850 cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120.000.000 cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 121.999.150 cổ phần, chiếm 24,40% vốn điều lệ.
Theo ông Trường, sau cổ phần hóa Vinatex sẽ có cơ hội hoạt động tốt hơn, giữ vững vai trò nòng cốt, đầu kéo quan trọng của ngành dệt mayViệt Nam.
Trong 15 năm thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp thành viên Vinatex đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hầu hết các đơn vị của Tập đoàn sau cổ phần hóa đều phát triển tốt, chia cổ tức từ 20-25%.
Năm 2013, Vinatex đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp thành viên Vinatex đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD/năm như Nhà Bè, Việt Tiến, Phong Phú....
Ngay trong năm 2014, Vinatex sẽ dành nguồn vốn 9.722 tỷ đồng (trong đó kế hoạch giải ngân là 5.000 tỷ đồng) phục vụ công tác đầu tư, tập trung vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng của các sản phẩm dệt may xuất khẩu.
Cụ thể, Vinatex triển khai 57 dự án, trong đó 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may 2 dự án bông trang trại, 1 dự án cây bạch đàn, 1 dự án hạ tầng và 6 dự án khác.
Những đợt IPO bất thành được báo trước (Baodautu.vn) Hàng loạt đại gia ngành giao thông - vận tải hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, vận tải thủy, cơ khí ô tô đã bị ế cổ phiếu rất nặng trong đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) quý I/2014. |
Nhà nước không bao giờ bán rẻ tài sản (Baodautu.vn) Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho rằng, có đủ cơ chế kiểm soát các đợt IPO cũng như thoái vốn nhà nước một cách công khai, minh bạch. |
Hải Yến
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về quản trị dữ liệu?
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới