
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025
-
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng
TIN LIÊN QUAN | |
IPO Vinatex liệu có “ế”? | |
Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Vinatex và Vinacomin | |
Ai mua cổ phần Vinatex với giá 11.000 đồng? | |
Vinatex thoái 917 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành |
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Tập đoàn đã đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM điều chỉnh lịch IPO. Theo đó, hạn nộp tiền đặt cọc là ngày 12/9/2014 và ngày tổ chức đấu giá là 22/9/2014.
Việc lùi thời điểm IPO dựa trên đề nghị của Vinatex và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch trước đó, Vinatex công bố thời điểm IPO vào ngày 22/7/2014. Như vậy, thời điểm IPO mới chậm hơn 2 tháng so với phương án ban đầu.
![]() | ||
Việc lùi thời hạn IPO giúp các nhà đầu tư tiềm năng có thêm thời gian tìm hiểu chi tiết cổ phiếu Vinatex |
Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tương ứng 500 triệu cổ phần, Vinatex sẽ chào bán cho nhà đầu tư chiến lược 120 triệu cổ phần, tương đương 24% vốn và chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) gần 122 triệu cổ phần, tương đương 24,4% vốn điều lệ.
Sau khi phát hành, Nhà nước sẽ còn nắm giữ 255 triệu cổ phần (chiếm 51% vốn điều lệ) của Vinatex, người lao động được mua ưu đãi hơn 3 triệu cổ phần (chiếm 0,6% vốn điều lệ). Giá khởi điểm IPO là 11.000 đồng
Sau khi cổ phần hóa, Thủ tướng vẫn cho tập đoàn được tiếp tục hưởng một số chính sách ưu đãi như được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để tái cấu trúc; được hưởng các cơ chế tài chính liên quan đến các viện nghiên cứu, trường đào tạo trong ngành dệt may.
Vinatex cũng được hưởng ưu đãi của chương trình phát triển cây bông vải của Việt Nam và chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may trong nước.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Toàn tập đoàn đạt 2,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2012. Vinatex cũng là doanh nghiệp đạt tỷ lệ nội địa hóa cao trong ngành dệt may, khi cả năm 2013 chỉ phải nhập khẩu 1,2 tỷ USD nguyên phụ liệu (bông, xơ sợi, vải và các loại phụ liệu khác).
Doanh thu của Tập đoàn đạt 45.593 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó doanh thu nội địa ước đạt 22.500 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước đó.
Năm 2014, Tập đoàn đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trên 12% so với năm 2013.
Hải Yến
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng -
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước quy định mới về quản trị dữ liệu?
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới