
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
![]() |
Vingroup hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Việt Nam, VinMart+. Nguồn: asia.nikkei.com |
Theo nikkei.com, với dân số 93 triệu người, thị trường bán lẻ tại Việt Nam có trị giá 110 tỷ USD mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 1/4 người tiêu dùng được phục vụ thông qua các kênh bán lẻ hiện đại. Dự kiến đến năm 2020, thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ đạt giá trị 150 tỷ USD.
Mặc dù đã đầu tư vào bất động sản bán lẻ như các trung tâm mua sắm Vincom suốt hơn 10 năm qua, nhưng Vingroup chỉ vừa mới thông báo ý định trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam hồi năm 2014.
Kể từ đó, Vingroup đã liên tiếp mua lại các chuỗi bán lẻ như Ocean Mart, MaxiMark, Vinatexmart, và Alphanam để phát triển thương hiệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi của mình.
Hoạt động mua lại này càng tăng tốc khi Warburg Pincus và Credit Suisse bơm 100 triệu USD vào chuỗi bán lẻ của Vincom, nâng tổng số vốn đầu tư cho kinh doanh bán lẻ của Vingroup lên 300 triệu USD.
Vingroup hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Việt Nam, VinMart+, với số lượng khoảng 650 cửa hàng. Ra mắt vào năm 2014, Vingroup dự kiến sẽ nâng số cửa hàng VinMart+ lên con số 1.000 vào cuối năm nay. VinMart cũng có 100 siêu thị và 50 trung tâm mua sắm trên khắp đất nước.
Các hoạt động kinh doanh bán lẻ khác thuộc Vingroup bao gồm các cửa hàng VinFashion và cửa hàng đồ điện tử Vinpro. Adayroi, nền tảng thương mại điện tử của Vingroup cũng nằm trong số 10 địa chỉ mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam.
Mỗi ngày có 2 cửa hàng VinMart+ được khai trương, và các nhà phân tích bán lẻ cho biết Vingroup đang gặp các vấn đề về quản lý tuyển dụng để theo kịp tốc độ mở cửa hàng này.
Hiện tại, những đối thủ sắp tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm chuỗi cửa hàng 7-Eleven của Nhật Bản và Walmart của Mỹ. Những đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vingroup cũng là những cái tên ngoại quốc: Aeon của Nhật Bản; Metro và Big C của Thái Lan; Lotte của Hàn Quốc, và Circle K của Mỹ.
Phó chủ tịch Lê Khắc Hiệp kỳ vọng Vingroup có thể đẩy mạnh mở rộng kinh doanh nhờ thu thập kiến thức tốt hơn, cụ thể là về những ưu tiên của người tiêu dùng. Tiềm lực tài chính của tập đoàn cũng rất mạnh, với tất cả các phân khúc kinh doanh cho kết quả tích cực.
Với rất nhiều hoạt động phát triển đang dần được tiến hành, doanh số 10 nghìn tỷ đồng từ bất động sản trong quý I cho thấy mức tăng tới 146% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 67% doanh thu của tập đoàn.
Trong quý 1 vừa rồi, Vingroup đã báo cáo doanh thu 15,1 nghìn tỷ đồng (672 triệu USD) với lợi nhuận ròng 1 nghìn tỷ đồng (44,8 triệu USD).

-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”