-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Sau phần lớn thời gian giao dịch giằng co quanh ngưỡng 1.380 điểm của tuần trước, VN-Index bật tăng mạnh ở phiên chiều thứ Sáu (25/6) và xác lập mức đỉnh lịch sử mới khi đóng cửa ở mức 1.390,12 điểm.
Đà tăng tiếp tục được duy trì ở phiên sáng nay, không chỉ về điểm số mà còn về giá trị giao dịch. Sau hai lần tiến sát mốc 1.400 điểm rồi điều chỉnh, từ 11h15p, VN-Index bứt phá khỏi mốc 1.400 điểm và kết phiên tại 1.402,5 điểm. Giao dịch giằng co hơn ở hai chỉ số còn lại. HNX-Index tạm đóng cửa ở phiên sáng ở mức tăng 2,72 điểm lên 320,94 điểm. Trong khi, chỉ số sàn UPCoM kết phiên sáng giảm nhẹ 0,13% còn 89,36 điểm dù đã tăng khá đầu phiên.
VN-Index nhanh chóng xác lập đỉnh cao mới chỉ sau 3 tháng kể từ thời điểm bứt phá khỏi ngưỡng kháng cự 1.200 điểm - Nguồn: Vietstock |
Các cổ phiếu kéo VN-Index tăng điểm nhiều nhất lần lượt là TCB, HPG, VHM, BID, GVR và NVL. Phiên giao dịch hôm nay cũng là ngày 1,16 tỷ đơn vị cổ phiếu HPG phát hành mới trong đợt chi trả cổ tức về tài khoản của các cổ đông. Cổ phiếu HPG duy trì sắc xanh suốt phiên sáng và tạm đóng cửa vẫn giữ mức tăng tới 2,8% lên 52.100 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của Hòa Phát hiện đã tăng lên 233.487 tỷ đồng, tương đương 10 tỷ USD và giữ vững vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng vốn hóa các tổ chức niêm yết.
Ngoài HPG, cổ đông của Dệt may Thành Công và Haxaco cũng đón cổ phiếu từ các đợt chi trả cổ tức và chia thưởng ngay tuần này. Cụ thể, sàn chứng khoán sẽ đón thêm 9,29 triệu cổ phiếu TCM và 11,02 triệu cổ phiếu HAX cùng vào các ngày 30/6, tương đương tỷ lệ phát hành lần lượt là 15% và 33,3%.
Điểm trừ của giao dịch tuần trước là sự sụt giảm mạnh của thanh khoản. Giá trị giao dịch bình quân cả tuần trên HoSE đạt 20.757 tỷ đồng, giảm 13,11%. Trong khi đó, trên HNX, thanh khoản thậm chí còn giảm hơn 31,16% xuống còn 2.969 tỷ đồng. Khối phân tích của Chứng khoán SSI nhận định thanh khoản thị trường tuần trước tiếp tục cho thấy sự thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư. Khối lượng khớp lệnh trên HOSE rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2/2021. Tuy nhiên, Chứng khoán MB lại cho rằng dù dịch ảm đạm trong cả phiên sáng thứ Sáu và phần lớn các phiên tuần trước, dòng tiền đã sôi động trở lại vào cuối phiên cuối tuần.
“Tín hiệu tích cực vào cuối phiên đã kích hoạt dòng tiền lớn đổ vào thị trường giúp đà tăng mạnh hơn và đóng của ở mức cao nhất phiên. Thị trường trong nước đã bước vào sóng tăng điểm mới với sự trở lại của nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán”, chuyên gia từ Chứng khoán MB nhấn mạnh.
Thanh khoản trên các sàn đều đồng loạt tăng. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt 15.035 tỷ đồng. Trong đó riêng khớp lệnh xấp xỉ 14.452 tỷ đồng, gấp rưỡi thanh khoản phiên sáng liền trước. Trên sàn HNX, giá trị giao dịch cũng đạt 1.912 tỷ đồng, trong khi phiên trước mới đạt 1.270 tỷ đồng. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là HPG với 28,3 triệu cổ phiếu được giao dịch tương đương giá trị 1.541 tỷ đồng được chuyển nhượng buổi sáng, vượt cả phiên 25/6.
Khối ngoại đang mạnh tay chốt lời cổ phiếu HPG thu về 236 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tổng giao dịch, tỷ trọng giao dịch khối ngoại vẫn khá khiêm tốn. Ngoài bán ròng HPG, các nhà đầu tư nước ngoài còn bán mạnh VPB (hơn 101 tỷ đồng). Trên ba sàn, giá trị bán ròng xấp xỉ 180 tỷ đồng. Tuần trước, khối ngoại cũng đã bán ròng trên 1.100 tỷ đồng.
Nhận định về thị trường tuần này, Chứng khoán MB cho rằng mốc cản 1.400 điểm hoàn toàn có thể bị chinh phục. Còn Chứng khoán BSC lưu tâm về việc khối ngoại vẫn đang có trạng thái bán ròng. Với những diễn biến co hẹp nhưng thị trường vẫn có vận động tương đối khả quan, BSC đánh giá VN-Index trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ tiến về khu vực 1400-1410 điểm.
Trong khi đó, với quan điểm thận trọng hơn, VCBS nhận định VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng dao động tích lũy trong vùng 1.350 – 1.400 điểm trong những tuần tới và trước mắt thì ngưỡng kháng cự gần nhất là 1.390 điểm.
“Trong ngắn hạn, chỉ số sẽ phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư và số liệu kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp được công bố. Trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp, bao gồm trong đó là tình hình dịch Covid-19 trong nước cũng như trên phạm vi toàn cầu, nhà đầu tư có thể cân nhắc chốt lời tại các ngưỡng kháng cự và tạm thời ngừng giải ngân mới nhưng cũng cần tìm kiếm trước các cổ phiếu mục tiêu cho nửa cuối năm 2021”, VCBS đưa ra kiến nghị tới các nhà đầu tư.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 là điều được các công ty chứng khoán tiếp tục khuyến nghị lưu tâm tuần này. Ngoài ra, trong tuần, bộ trưởng các nước OPEC+ nhóm họp. Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi cuộc họp OPEC + vào 1/7, trong đó các nhà sản xuất dầu lớn có khả năng tăng sản lượng chung của nhóm lên khoảng 500.000 thùng / ngày, do giá dầu thô tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.
Ngày 28/06, Bộ trưởng các nước G-20 nhóm họp, Ủy ban Châu Âu công bố dự phóng vĩ mô. Ngày 30/6, OECD nhóm họp để bàn thảo lần cuối về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trên phạm vi toàn cầu, Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp, Nhật công bố sản lượng công nghiệp, Châu Âu công bố CPI. Ngày 29/6, Việt Nam công bố dữ liệu GDP, CPI, bán lẻ hàng hóa, sản lượng công nghiệp cùng các thống kê về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm.
Dòng tiền trở lại sôi động trong buổi sáng có thể là bài kiểm tra với hệ thống giao dịch phiên hôm nay. Chiều thứ 5 (24/6), Ban Chỉ đạo xử lý sự cố hệ thống giao dịch Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có buổi họp để nghe báo cáo chính thức kết quả và kế hoạch tiếp theo đối với dự án giải quyết tình trạng quá tải hệ thống do HoSE và FPT IS phối hợp thực hiện.
Dù kết quả của cuộc họp này hiện chưa được công bố nhưng thị trường kỳ vọng có thể sớm giải quyết triệt để tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HoSE. Nhóm các công ty chứng khoán được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi năng lực hệ thống đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư. Cổ phiếu chứng khoán đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 25/6 và cả sáng nay.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả