-
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
Bước sang phiên giao dịch ngày 18/9, đà hưng phấn từ chiều phiên hôm qua không còn được duy trì, mà thay vào đó là sự thận trọng tiếp tục diễ ra. Các chỉ số biến động hẹp. Tuy nhiên, sau khoảng nửa tiếng giao dịch có phần giằng co, lực cầu dần dâng cao và giúp các chỉ số nới rộng sắc xanh. Giao dịch ở phiên chiều diễn ra có phần bớt hưng phấn hơn, thay vào đó, lực bán được kích hoạt và khiến đà tăng của các chỉ số bị thu hẹp.
Tâm điểm của thị trường ở phiên hôm nay là nhóm chứng khoán, nhờ kỳ vọng của giới đầu từ về khả năng Thông tư sửa đổi 4 thông tư liên quan đến nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-funding solution – NPS) sớm được ban hành.
Đến cuối giờ chiều, Thông tư 68/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán chính thức được Bộ Tài chính công bố.
HCM và SSI là hai cổ phiếu có mức tăng rất mạnh ở phiên hôm nay. HCM tăng đến 3,97% còn SSI tăng 2,14%. Việc hai “ông lớn” ngành chứng khoán tăng mạnh đã giúp dòng tiên lan rộng đến toàn nhóm này, trong đó, VDS tăng 3,91%, MBS tăng 2,55%, SHS tăng 2%, BSI tăng 1,5%.
Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, CTG, VCB, FPT, MWG… tăng giá mạnh và là những mã có đóng góp lớn nhất trong việc giữ vững sắc xanh của VN-Index. CTG tăng 2,15% lên 35.700 đồng/cổ phiếu và đóng góp 0,98 điểm cho chỉ số. VCB tăng 0,55% và đóng góp 0,68 điểm.
Đáng chú ý, HVN có một phiên bứt phá mạnh khi tăng gần 4,8% và cũng nằm trong top 5 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp 0,54 điểm.
Nhóm cổ phiếu “họ” Viettel cũng có một phiên giao dịch tích cực khi đồng loạt tăng giá mạnh, trong đó, CTR tăng trần lên 133.300 đồng/cổ phiếu. Được biết, Ngày 30/9 tới đây, Viettel Construction - mã CTR sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 27,2% (mỗi 01 cổ phiếu được nhận 2.720 đồng). Thời gian chi trả dự kiến vào ngày 18/10/2024.
VTP đóng cửa phiên ở mức 79.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 6,33%. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây đã đưa cổ phiếu VTP của Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Nguyên nhân do VTP đã niêm yết đủ 6 tháng, đủ điều kiện để được giao dịch ký quỹ.
Tương tự VTP, cổ phiếu Viettel Global (VGI) tăng 9,8% và Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế Viettel (VTK) tăng 8,63%. Một cổ phiếu cũng gây chú ý cho nhà đầu tư đó là IMP khi tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp ngay sau khi chốt quyền chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1 hôm 17/9.
Ở chiều ngược lại, áp lực trên thị trường đến từ một số cổ phiếu lớn như HPG, VIC, VRE, SAB hay VHM. Trong đó, HPG giảm 0,59% xuống 25.100 đồng/cổ phiếu và lấy đi 0,23 điểm của VN-Index. Tiếp sau đó, VIC cũng lấy đi 0,23 điểm khi giảm 0,58% xuống 43.900 đồng/cổ phiếu.
CTG, VCB và FPT dẫn dắt phiên tăng điểm ngày 18/9. |
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,95 điểm (0,47%) lên 1.264,9 điểm. Toàn sàn có 231 mã tăng, 148 mã giảm và 87 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,65 điểm (0,28%) lên 232,95 điểm. Toàn sàn có 78 mã tăng, 75 mã giảm và 67 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,35 điểm (0,38%) lên 93,47 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch riêng sàn HoSE đạt gần 800 tỷ đồng (tăng 26% so với phiên trước), tương ứng giá trị giao dịch ở mức 18.546 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 3.745 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.126 tỷ đồng và 450 tỷ đồng.
Khối ngoại trở lại mua ròng 3 phiên liên tiếp. |
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 311 tỷ đồng trên sàn HoSE. Đây đã là phiên thứ 3 khối ngoại trở lại mua ròng. Trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã SSI với 137 tỷ đồng. FUESSVFL và FPT được mua ròng lần lượt 115 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 87 tỷ đồng. KDH và VPB bị bán ròng lần lượt 66 tỷ đồng và 62 tỷ đồng.
-
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
Loạt quỹ đầu tư cổ phiếu chiến thắng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm -
Chứng khoán APG: Sắp lộ diện bên mua là tổ chức -
Hơn 277.000 tỷ đồng trái phiếu được huy động
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk