
-
Ninh Thuận chờ hướng dẫn gỡ vướng dự án năng lượng tái tạo
-
Đề xuất đầu tư 5.887 tỷ đồng để làm 6 dự án hạ tầng tại Thủ Thiêm
-
Hợp long cầu Hoàng Gia 2.300 tỷ đồng nối trung tâm TP. Hải Phòng với đảo Vũ Yên
-
Lâm Đồng lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án đầu tư
-
Khởi công xây dựng cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn vốn 5.750,76 tỷ đồng -
Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 38.917 tỷ đồng
![]() |
Một đoạn cao tốc TP.HCM - Trung Lương. |
Bộ GTVT vừa ban hành Thông báo số 352/TB – BGTVT thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp trực tuyến hôm 25/8 về đề xuất đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.
Tại cuộc họp này, Tư lệnh ngành GTVT đánh giá cao các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Liên danh Cienco 6 - Coteccons - Thuận Việt đã quan tâm, chủ động có những nghiên cứu ban đầu, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu lập phương án đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường.
Để có thể sớm triển khai thực hiện giai đoạn 2 hoàn thiện tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, Bộ GTVT thống nhất với các địa phương về việc nghiên cứu phương án triển khai theo hướng tách thành 2 dự án độc lập trên cơ sở 2 đoạn tuyến đã được đầu tư giai đoạn 1 để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư giai đoạn 2, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định gồm: Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đoạn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết là sẽ có văn bản gửi UBND TP.HCM; UBND các tỉnh: Long An, Tiền Giang, đề nghị phối hợp nghiên cứu, báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, thành phố thông qua và thống nhất phương án đề xuất giao cho UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền triển khai các Dự án theo hướng: UBND TP.HCM hoặc UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương; UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đoạn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Về quy mô đầu tư, Bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất nghiên cứu phương án đầu tư hoàn chỉnh các đoạn tuyến cao tốc bảo đảm quy mô theo Quy hoạch đã được phê duyệt, tận dụng hiện trạng về kết cấu công trình và mặt bằng đã đền bù giải phóng theo quy hoạch trong giai đoạn 1, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Sau khi UBND các tỉnh, thành phố được cấp có thẩm quyền chấp thuận giao nhiệm vụ là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện các Dự án, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng giao cơ quan có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định trong trường hợp nghiên cứu đầu tư các Dự án theo phương thức PPP.
Về phương án đầu tư, người đứng đầu ngành GTVT thống nhất nghiên cứu, đề xuất ít nhất 3 phương án đầu tư, trong đó có các phương án: phương án bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư theo hình thức đầu tư công; phương án đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; phương án đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BTL, BLT....
“Trong đó, cần phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, khó khăn của từng phương án. Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách cần được sửa đổi hoặc ban hành mới để bảo đảm tính khả thi khi triển khai thực hiện các dự án. Sau khi hoàn chỉnh các phương án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, Bộ trưởng Bộ GTVT lưu ý.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương được đầu tư đưa vào khai thác giai đoạn 1 cách đây đã hơn 10 năm, quy mô 4 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp. Hiện nay, lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến là rất lớn, không đáp ứng được sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu đi lại của người dân, thường xuyên ùn tắc giao thông, đặc biệt là các dịp Lễ, Tết, cuối tuần, không bảo đảm cho nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa, hành khách và kết nối, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đưa vào khai thác giai đoạn 1 từ tháng 4/2022, đến nay đã chia sẻ lưu lượng, phương tiện giao thông, giảm ùn tắc giao thông cho Quốc lộ 1. Qua đó, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tuy nhiên, sau khi khai thác đồng thời cả tuyến 2 cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đã phát sinh một số bất cập do lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến quá lớn.
“Chính vì vậy, việc sớm nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc từ TP.HCM đi Trung Lương và Mỹ Thuận là hết sức cần thiết. Bộ GTVT thống nhất với các địa phương về sự cần thiết sớm nghiên cứu đầu tư mở rộng, hoàn thiện tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo Quy hoạch đã được phê duyệt”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.

-
Lâm Đồng lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án đầu tư -
Khởi công xây dựng cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn vốn 5.750,76 tỷ đồng -
“Nâng chất” dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam -
Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 38.917 tỷ đồng -
TP.HCM còn 398 dự án cải tạo kênh, rạch cần triển khai thời gian tới -
Quảng Nam dự kiến khởi công 18 dự án mới, tổng vốn đầu tư hơn 1.974 tỷ đồng -
Đề xuất Thủ tướng bố trí vốn thực hiện mở rộng đường Thái Nguyên - Chợ Mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/3
-
2 Giá vàng sẽ tiến đến 3.500 USD sau khi xuyên thủng mốc 3.000 USD
-
3 “Nâng chất” dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
-
4 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 38.917 tỷ đồng
-
5 Ngân hàng dự kiến chia cổ tức “khủng”, tăng mạnh vốn
-
SAVISTA ra mắt trung tâm đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý vận hành tòa nhà
-
Synology ra mắt thiết bị bảo vệ dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp Việt
-
Chubb Life tri ân khách hàng với tổng giá trị quà tặng hơn 1 tỷ đồng
-
Hậu Giang - Điểm sáng đầu tư bất động sản thấp tầng
-
Cà phê Đắk Lắk đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên đến thị trường Mỹ và Hàn Quốc
-
GENTEXH 2025 mở ra cơ hội hợp tác cho ngành vải không dệt Việt Nam