
-
Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu Cục Hàng không lập các đoàn kiểm tra hoạt động vận tải khách
-
Cần xây dựng bộ máy điều phối vùng có đủ thẩm quyền, năng lực và nguồn lực
-
Tây Nguyên cần phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước
-
Nhìn lại 10 năm Nghị quyết xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt -
[Infographic] Quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Anh
![]() |
Xuất khẩu xi măng, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép tăng mạnh giữa đại dịch, mang về hơn 8,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021. |
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đại dịch Covid-19 vẫn đang tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là cước phí vận chuyển tăng cao, nhưng 2 ngành công nghiệp nặng là xi măng, sắt thép không những không bị tác động mà còn có mức tăng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng đã xuất khẩu 24,35 triệu tấn sản phẩm xi măng, clinker, trị giá 945 triệu USD, tăng lần lượt 23,7% và 28,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng so với sắt thép thì mức tăng của xi măng chưa thấm vào đâu. 7 tháng qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 7 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 5,52 tỷ USD, tăng 45,6% về lượng và tăng 118% về trị giá so với cùng kỳ.
Các sản phẩm từ sắt thép cũng có mức tăng xuất khẩu phi mã khi mang về 2,26 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của xi măng, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép đã mang về hơn 8,7 tỷ USD. Trong đó, nhờ tăng xuất khẩu thêm gần 5 triệu tấn sản phẩm, ngành xi măng đã mang về thêm 211 triệu USD.
Sở dĩ xi măng tăng mạnh xuất khẩu là nhờ tăng xuất bán clinker sang một số thị trường, điển hình là Trung Quốc. Những năm gần đây, thị trường này đã nhập lượng lớn clinker từ Việt Nam.
Nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, Bộ Tài chính mới đây đã đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng clinker từ 5% lên mức 10%.
Đề nghị này được Bộ Tài chính đưa ra tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi…
Bởi theo Bộ này, việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước và nguồn dư thừa, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo.
Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp.
Đối với ngành thép, sở dĩ xuất khẩu gia tăng mạnh là do nhiều thị trường vẫn đang có nhu cầu lớn với thép nhập từ Việt Nam. Trong khi, nâng lực sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục được củng cố.
Theo báo cáo của Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương, tình hình sản xuất thép năm 2020 và dự kiến năm 2021 của các đơn vị sản xuất thép ổn định và có mức tăng trưởng cao tại các doanh nghiệp có dự án mới đầu tư đi vào sản xuất (như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn), đối với các doanh nghiệp sản xuất thép không có dự án đầu tư mới, sản xuất ổn định (Tổng công ty Thép Việt Nam; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Ngọc.
Trong đó, đối với sản phẩm phôi thép: Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn năm 2021 dự kiến có mức tăng trưởng lớn so với năm 2020. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát tăng khoảng 38%, Công ty cổ phần Thép Nghi Sơn tăng 44%, Tổng công ty Thép Việt Nam tăng 7%.

-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của cả nước -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ 1/7/2022 -
Bàn cách liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới -
Quảng Nam cần lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ -
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ký kết thực hiện mô hình chi bộ kiểu mẫu -
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch COP 26 -
Nhìn lại 10 năm Nghị quyết xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 3/7
-
2 Phát hiện thuốc giảm đau, hạ sốt giả trên thị trường
-
3 Đề xuất sớm triển khai Dự án nhà ga T2, cảng hàng không Thọ Xuân - Thanh Hóa
-
4 Khai thác UKVFTA, thương mai Việt - Anh cán mốc 10 tỷ USD trong 1-2 năm tới
-
5 Tìm kênh đầu tư nửa cuối năm 2022: Chấp nhận rủi ro hay kê cao gối ngủ
-
HSBC đánh giá Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á
-
Coca-Cola ra mắt Fanta® Hương Nho mới, bùng nổ vị ngon sảng khoái
-
Công bố Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2022
-
Cảm xúc sâu lắng cùng chương trình "Điều tuyệt vời nhất"
-
BRG và Hilton sẽ nâng cấp Khách sạn Hilton Hà Nội Opera
-
SBT - toàn diện chuỗi cung ứng trên nền tảng phát triển bền vững