
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á
-
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
-
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn
-
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng
-
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới -
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
![]() |
Xuất khẩu dệt may quý I/2024 tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm. |
Xuất khẩu dệt may đang đón tín hiệu tăng trưởng trở lại sau năm 2023 tăng trưởng âm.
Tháng 3/2024, xuất khẩu dệt may đạt 3,25 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2024 đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý đầu tiên, xuất khẩu dệt may tăng trưởng trở lại sau 4 quý liên tiếp tăng trưởng âm trong năm 2023, bao gồm cả sợi và hàng dệt may.
Trong tháng 3/2024, chỉ duy nhất thị trường châu Âu giảm so với cùng kỳ, ở mức 4,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 283 triệu USD. Các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc xuất khẩu đều tăng trưởng.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ, Nhật Bản đat 349 triệu USD tăng 0,27%, Hàn Quốc đạt 345 triệu USD tăng 2,2%, Trung Quốc đạt 284 triệu USD tăng 0,53%.
Lũy kế hết quý I/2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng khá, trong đó xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ, xuất khẩu sang EU tăng 3,2% đạt 855 triệu USD, Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt với kim ngạch 1,02 tỷ USD, tăng 10,1%.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu khởi sắc khi xuất khẩu đạt 0,82 tỷ USD, tăng 19,4% .
Hiện, phần lớn các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý II, thậm chí một số đơn vị đã có đơn hàng đến quý II/2024...
Các doanh nghiệp nhận định, năm 2024 có một số tín hiệu phục hồi tốt hơn của thị trường so với 2023, do các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ, EU, Nhật Bản có chiều hướng cải thiện, tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập khá ổn định, lạm phát giảm đúng lộ trình, các ngân hàng trung ương có kế hoạch cắt giảm lãi suất từ 0,75%- 1% năm 2024, có tác động tích cực đến cải thiện tổng cầu.
Cùng với đó là tồn kho toàn cầu đã giảm gần về mức năm 2019 trước dịch bệnh cũng cho hy vọng tăng số lượng đặt hàng. Tuy vậy, tăng trưởng chưa thực sự ổn định, thị trường còn nhiều bất định và rất nhạy cảm với các biến động kinh tế - chính trị, giá cả hàng hoá nói chung vẫn duy trì ở mức thấp, áp lực giá gia công duy trì thấp chưa đem lại hiệu quả cho nhà sản xuất.
Nếu như ngành may cơ bản đủ đơn hàng trong 6 tháng đầu năm nhưng hiệu quả chưa quay lại như thời điểm 2022, thì ngành sợi vẫn có cầu yếu, giá bán vẫn chưa có lợi nhuận dù đã cải thiện hiệu quả đến 80% so với cùng kỳ năm trước, thị trường nguyên liệu chính lại có xu thế tăng giá nhanh hơn thành phẩm.
Do đó, mục tiêu về đích với kim ngạch 44 tỷ USD trong năm 2024 vẫn rất thách thức với toàn ngành.
-
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới -
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm -
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ -
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN -
8 tập thể, 6 cá nhân được tặng Bằng khen trong xây dựng Đường dây 500kV mạch 3
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây