
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
Tính đến tháng 10/2018, Zalo Pay có hơn 2 triệu tài khoản.
Zalo Pay thuộc công ty con của VNG là Zion- doanh nghiệp từng phân phố bán thẻ cào Zing, với doanh thu trung bình từ 5.000-6.000 tỷ/năm.
![]() |
Ông Nguyễn Trường Sơn, Trưởng đoàn 29 (ngồi giữa, hàng bên trái) trao đổi cùng đại diện Zalo Pay trong buổi thẩm định. |
VNG mất hơn 2 năm để có giấy phép trong cung cấp dịch vụ trung gian thành toán.
Bà Trương Cẩm Thanh chia sẻ, đầu năm 2014, một số ý tưởng về thanh toán điện tử xuất phát từ nội bộ VNG, sau đó Công ty này bắt đầu xin giấy phép thử nghiệm từ Ngân hàng Nhà nước.
“Về nguyên tắc phải xin giấy phép của Ngân hàng nhà nước, khi đó Momo cũng chỉ có giấy phép thử nghiệm. VNG buộc phải xây dựng đề án thử nghiệm trong 6 tháng cùng Ngân hàng Nhà nước”, bà Thanh cho rằng, thời điểm đó không có bản demo tương tự để học hỏi, nên VNG buộc phải “vừa làm, vừa sửa”.
![]() |
Bà Trương Cẩm Thanh, đại diện Zalo Pay (bên phải) |
Đến đầu 2016, khi VNG có giấy phép cho 3 dịch vụ: trung gian thanh toán, ví điện tử và hỗ trợ thu/chi hộ thì công ty này mới tập trung đầu tư nguồn lực vào xây dựng hệ thống.
Đại diện này cho biết, thị trường không có nhiều nhân sự chuyên về fintech, VNG lại một lần nữa ngồi xuống, suy nghĩ cần định hướng sản phẩm như thế nào và nhân sự sẽ thu hút, đào tạo ra sao.
“Tất cả hệ thống, hạ tầng chúng tôi phải tự xây, chứ không có hỗ trợ hay thuê từ các tập đoàn lớn. Thậm chí từ 2016, VNG phải vét những bạn sinh viên năm thứ 3, thứ 4 để có thể nuôi từ lúc đấy rồi họ có thể cùng mình xây dựng”, bà Thanh chia sẻ và tự hào, sau 2 năm hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đến nay, Zalo Pay là 1 trong những ví điện tử dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng được nhiều khách hàng tin dùng khi tính đến tháng 10/2018, có hơn 300.000 khách hàng thường xuyên, 2 triệu tài khoản.
Đại diện này cũng tiết lộ kỳ vọng của VNG vào Zalo Pay khi “phải win trong 3 năm”. Tuy nhiên bà Thanh không nói cụ thể hàm ý “win” của VNG là như thế nào.
Hiện Zalo Pay đã liên kết, cung cấp cả 2 dịch vụ: cổng thanh toán và ví điện tử cùng hàng loạt trang thương mại điện tử như Tiki, Nguyễn Kim, Thế giới di động,…. Bù lại, các đối tác này phải trả phí thanh toán cho Zalo Pay từ 0,4-0,5%/giao dịch thẻ,…
Ông Nguyễn Trường Sơn, Trưởng đoàn thẩm định đoàn 29 gợi ý về việc, liệu VNG có ý định tìm đến, hợp tác cùng siêu ứng dụng Grab để tận dụng lợi thế riêng của nhau.
Bà Thanh thẳng thắn: “Cuộc chơi trong lĩnh vực thanh toán rất khó nói ai cần ai, ai tìm đến ai mà cả hai đều cần nhau nhưng cần cái gì. Không phải Zalo Pay không chủ động, mà có thể chiến lược kinh doanh hai bên khác nhau. Để thắng trong lĩnh vực này sẽ thể hiện qua khả năng đốt tiền, hệ sinh thái, và đảm bảo hệ thống hạ tầng”.

-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số