-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Sáng 16/3, đoàn doanh nghiệp Thái Lan gần 34 thành viên đã có buổi tọa đàm với các Ban ngành của Đà Nẵng tìm kiếm cơ hội kết nối kinh doanh và đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp Thái Lan và Đà Nẵng tham gia Tọa đàm tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư do Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng tổ chức. |
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Kỳ Anh, Phó Giám đốc Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng chia sẻ các thông tin đến đoàn doanh nghiệp Thái Lan về những thành quả kinh tế-xã hội trong hơn 21 năm Đà Nẵng phát triển. “Dù diện tích không lớn, dân số chưa cao nhưng vẫn có những bước phát triển ấn tượng thể hiện vai trò trung tâm của Khu vực miền Trung – Tây Nguyên”- ông Kỳ Anh nhấn mạnh.
Điều đó, được ghi nhận qua các tổ chức trong nước và quốc tế như một trong những điểm đến tiêu biểu của hành tinh, thành phố thông minh, thân thiện môi trường… Chính vì vậy, thu hút đầu tư của Đà Nẵng cũng đạt được những kết quả khả quan từ Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản…
Với Thái Lan, theo ông Nguyễn Kỳ Anh, quan hệ giữa Thái Lan – Đà Nẵng dù rất gần gũi, lâu đời nhưng số doanh nghiệp và vốn đầu tư từ Thái Lan còn thấp với 6 doanh nghiệp và 21 triệu USD vốn đầu tư. Xuất khẩu qua Thái Lan thấp nhưng nhập khẩu về Đà Nẵng lại rất nhiều. Tuy nhiên, tín hiệu khả quan cho thấy khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng đã tăng từ đường bộ đến hàng không.
Ông Nguyễn Kỳ Anh cũng đưa ra 6 mục tiêu Đà nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn: vị trí chiến lược trên hành lang kinh tế Đông – Tây, điểm cuối, cửa ngõ ra biển đông tới vùng trọng điểm của Đông Bắc á; Là tâm điểm khu vực Đông Nam á, Sân bay Đà Nẵng kết nối với các sân bay tỉnh thành trong cả nước, các đường bay cũng được nối đến Nhật Bản, Hàn Quốc; Đà Nẵng cũng có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; 6 KCN đang hoạt động, 3 KCN chuẩn bị xây dựng. Đặc biệt, Khu Công nghệ cao, là 1 trong 3 Khu Công nghệ cao của Việt Nam với những ưu đãi đầu tư vượt trội…
Bà Pensri Suteerasam – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan mong muốn hợp tác phát triển lĩnh vực phần mềm với Đà Nẵng. |
Về phía đoàn doanh nghiệp Thái Lan, bà Pensri Suteerasam – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cho biết hiện Hiệp hội này có khoảng 600 thành viên đến từ Ngân hàng, Hiệp hội Tài chính, Du lịch, Bất động sản... Các thành viên đoàn đã qua khóa học phát triển kĩ năng lãnh đạo. Trong chương trình này, đoàn đi 3 nước có mối quan hệ hợp tác với Thái Lan là VN, Myanmar và Lào. Việt Nam luôn là điểm đến các thành viên mong chờ nhất cũng như cơ hội được giao lưu với các doanh nghiệp và tổ chức, lãnh đạo của TP Đà Nẵng.
Bà Pensri Suteerasam đặt vấn đề muốn mở một doanh nghiệp, một nhà máy, trong Khu Công nghệ cao mất bao lâu?
Ông Nguyễn Kỳ Anh: “3 tháng dự án sẽ đi vào hoạt động từ khi nhận hồ sơ”.
Vậy chiến lược 5 năm tới của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư- Bà Pensri Suteerasam hỏi tiếp.
Ông Kỳ Anh: Đà nẵng đang hướng đến xây dựng thành phố môi trường và du lịch nên hướng thu hút đầu tư thuộc nhóm ngành công nghệ cao, phát triển du lịch và bất động sản Du lịch. Nông nghiệp công nghệ cao cũng là ngành mũi nhọn ưu tiên đầu tư…
Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Băng Cốc thì quan tâm đến chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư. Lĩnh vực du lịch thì mong muốn được đầu tư khách sạn thương hiệu tại Đà Nẵng sau khi đã có tại Hội An, Hải Phòng và Mũi Né…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Một số ý kiến các doanh nghiệp Thái Lan cũng cho rằng Đà Nẵng phát triển Công nghiệp với dân số quy mô nhỏ là khó nên chọn phát triển du lịch, dịch vụ là hướng đi khôn quan nhưng tính kết nối chưa cao. Tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây được khai thác giao thương mang chưa hiệu quả.
Vấn đề này theo ông Kỳ Anh đang có những khó khăn hiện tại. Qua khảo sát 1 tháng trước đây để phục vụ cho Hội thảo Logictics cho tuyến này vào tháng 6 tới thì cơ bản về giao thông thuận lợi nhưng trở ngại lớn vẫn là thủ tục hải quan. “Chính phủ các quốc gia có tuyến làm việc với nhau khai thông điểm nghẽn này phục vụ doanh nghiệp, người dân đi lại thuận lợi giữa các quốc gia”- ông Kỳ Anh kiến nghị.
Ông Nguyễn Kỳ Anh (bên phải) Phó Giám đốc Ban Hỗ trợ và Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho đại điện đoàn Thái Lan. |
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"