
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Theo ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2018 dự báo sẽ có nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Biến đổi khí hậu đã và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thoát nước. Dự kiến lượng mưa năm 2018 sẽ vượt mức trung bình nhiều năm và lượng mưa trong các tháng cao điểm mùa mưa có xu hướng tăng dần từ 5-10%.
![]() |
Hà Nội còn tồn tại 15 điểm úng ngập tại các tuyến phố chính (Ảnh minh họa) |
Theo ông Thắng, những năm trước đây trên địa bàn 12 quận nội thành Hà Nội còn tồn tại 18 điểm úng ngập tại các tuyến phố chính, thời gian ngập lụt thường kéo dài từ 1 - 2 giờ. Các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. Đến nay, thành phố đã giải quyết triệt để được 3/18 điểm ngập, úng tồn tại nhiều năm, các điểm còn lại đang được giải quyết.
Còn theo ông Võ Tiến Hùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty MTV Thoát nước Hà Nội, trong năm 2018 với các trận mưa nhỏ hơn 50mm/2h, Hà Nội tồn tại một số điểm ứ đọng, dềnh nước khi mưa do đường trũng, không có điểm ngập úng. Nhưng với các trận mưa từ 50 - 100mm/2h, khi mưa với cường độ cao trong thời gian ngắn sẽ gây quá tải cho hệ thống thoát nước, dự kiến sẽ khiến 15 điểm úng ngập và một số điểm dềnh nước nhỏ lẻ trong các ngõ, xóm, khu dân cư.
Liên quan đến đề xuất thí điểm xây hồ ngầm có khả năng chứa 2.000 m3 nước mưa để chống ngập ở khu vực Đường Thành, chợ Hàng Da (quận Hoàn Kiếm), ông Võ Tiến Hùng cho biết, Dự án Công nghệ hồ điều tiết ngầm do đối tác Nhật Bản giới thiệu cho TP. Hà Nội hiện công nghệ này đang được Nhật Bản thực hiện rất thành công, đã thử nghiệm tại TP.HCM và phát huy hiệu quả.
Về kinh phí thực hiện dự án này, theo ông Hùng, mỗi công trình trị giá khoảng 25 tỷ đồng, trong đó 2/3 là vật liệu đặt mua từ Nhật Bản.
“Quá trình xây dựng hồ điều tiết công ty đã tính toán rất kỹ. Hiện nay khu vực Đường Thành và Phùng Hưng nếu lượng mưa 50mm/2h sẽ bị ngập. Còn hồ điều tiết sẽ đáp ứng lượng mưa 70mm/1h. Với phương án này thì hồ ngầm hoàn toàn chứa nước và thoát nước cho một số tuyến phố quanh đây được”, ông Hùng nhận định.

-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419 -
Chính thức công bố mở bến cảng số 3 - Khu bến cảng Lạch Huyện
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng