Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Ngoài Chính phủ, doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn ODA Nhật Bản
Thu Phương - 11/05/2018 07:12
 
Đây là khẳng định của ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam tại cuộc họp báo thường niên diễn ra sáng nay, ngày 10/5, tại Hà Nội.
.
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam trả lời báo chí ngày 10/5. 

Theo ông Konaka Tetsuo, cho vay với các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài là hoạt động đầu tư tài chính nước ngoài của JICA. Hình thức cho vay này sẽ có ba lĩnh vực được ưu tiên cho vay là: Phát triển cơ sở hạ tầng, Hỗ trợ người nghèo và Biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp tư nhân muốn tiếp cận nguồn vốn ODA của Nhật Bản phải hoạt động trong 3 lĩnh vực trên.

“Đối tương vay là doanh nghiệp tư nhân sẽ khác với Chính phủ, bởi vì doanh nghiệp tư nhân sẽ có hoạt động sản xuất kinh doanh không thuận lợi sẽ dẫn đến phá sản. Vậy nên, để xét duyệt đi và đến quyết định có doanh nghiệp nào đó hay không chúng tôi thường phải xem xét kỹ đến tình trạng  tài chính của doanh nghiệp đó”, Trưởng đại diện JICA nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về nguyên nhân JICA đưa ra vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân, ông Konaka Tetsuo cho hay, hiện ngoài JICA còn có các cơ quan tài chính khác như ngân hang Việt Nam hoàn toàn có thể là chủ thể cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này. Nhưng có thể có nhiều nguồn vay từ các tổ chức tài chính khác là do sẽ có một số lĩnh vực đặc thù như trên, cần có yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu chuyên môn khác.

Đặc biệt, hình thức cho vay này không yêu cầu các doanh Việt Nam phải liên doanh với các công ty Nhật Bản hoặc sử dụng các nguyên vật liệu của Nhật. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp này có sự gắn kết, phối hợp với doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được ưu tiên hơn.

Số tiền có thể cho vay không có giới hạn trần, sàn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể trở thành đối tượng được vay. Các dự án cho vay này có thể liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế khác như ngân hàng ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á).

Cũng trong khuôn khổ cuộc họp báo, ông Konaka Tetsuo cho biết thêm, hiện Việt Nam là một trong hai nước nhận nhiều vốn ODA từ Nhật Bản nhất (cùng với Ấn Độ). Từng làm việc ở Trung Quốc và Ấn Độ, ông Tetsuo cho biết nhu cầu vay vốn ODA của Trung Quốc gần như không còn, còn Ấn Độ đã trả được khá nhiều vốn vay ODA.

Trong năm tài chính 2017 (1/4/2017-31/3/2018), đã có 3 hiệp định đã được ký kết với tổng vốn vay ODA là 61,8 tỉ yên. Tổng giá trị vốn vay đã giải ngân là 105,4 tỉ yên, trong đó giá trị ròng là 53,9 tỉ yên. Về đầu tư tài chính nước ngoài, đã ký kết 1 hợp đồng tài chính mới có giá trị 75 triệu US D. Ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại cho 1 dự án mới với tổng trị giá 1,8 tỉ yên. Ngoài ra, 3 dự án hợp tác kỹ thuật đã hoàn thành, 30 dự án đang triển khai, trong đó có 6 dự án mới.

Về dự án chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản: 21 dự án đã hoàn thành, 34 dự án đang triển khai (trong đó có 12 dự án mới. Bên cạnh đó, 1 dự án hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở đã hoàn thành, 29 dự án đang triển khai (trong đó có 12 dự án mới.)

JICA tài trợ Việt Nam hơn 166 tỷ Yên Nhật thực hiện 3 dự án lớn
JICA tài trợ cho 3 dự án gồm: Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành– Suối Tiên (III); Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư