-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
12 tháng xây dựng mạng lưới lớn nhất Myanmar
Sau 1 năm gấp rút xây dựng hạ tầng, trung tuần tháng 2/2018, Mytel đã thực hiện cuộc gọi kỹ thuật đầu tiên. Các cuộc gọi đều sử dụng tính năng gọi hình ảnh (video call) trên nền tảng 4G LTE với chất lượng ổn định, tốc độ nhanh.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu việc Mytel đã sẵn sàng mạng lưới để đi vào hoạt động kinh doanh viễn thông. Đồng thời, sự kiện này cũng thiết lập một kỷ lục mới trong xây dựng hạ tầng trong 11 thị trường nước ngoài mà Viettel đã đầu tư xây dựng, khi chỉ trong vòng 1 năm, đã hoàn thành xây dựng mạng lưới trên khắp đất nước Myanmar.
Mytel đã tổ chức lễ công bố cuộc gọi đầu tiên vào ngày 11/2 tại Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) |
Mytel (Myanmar National Tele & Communications Co.,Ltd) là thương hiệu viễn thông liên doanh giữa Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) cùng Myanmar National Telecom Holding Public Limited (MNTH) và Star High Public Company Limited (Star High). Tổng vốn đầu tư của Mytel là 2 tỷ USD, trong đó Viettel nắm giữ 49% cổ phần.
Dự kiến khi khai trương, Mytel sẽ có 7.000 trạm phát sóng và 30.000 km cáp quang. Với số lượng hệ thống mạng lưới này, Mytel sẽ trở thành nhà mạng số 1 tại Myanmar có hệ thống mạng lưới lớn nhất, phủ tới 90% đất nước. Đồng thời, Mytel là mạng có vùng phủ cáp quang lớn nhất toàn quốc, đã duy trì kết nối quốc tế ổn định với 5 đường cáp đất liền và cáp quang biển.
Như vậy, Viettel đã hoàn thành mục tiêu khai trương sau 12 tháng và mục tiêu phủ 95% dân số Myanmar trong vòng 3 năm sẽ sớm trở thành hiện thực. Theo nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư, trong năm 2016 - 2017, Viettel đã đầu tư 1,5 tỷ USD để xây dựng hạ tầng mạng lưới, đấu thầu tần số, chi trả giấy phép…
Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Quan điểm của Viettel từ trước đến nay là bắt đầu khai trương thì mạng lưới phải tốt hơn nhà mạng tốt nhất ở đó. Chúng tôi sẽ xây dựng một mạng viễn thông hiện đại, rộng khắp trên toàn Myanmar và sẽ nỗ lực làm rất nhanh”.
Mytel sẽ kinh doanh gì tại Myanmar?
Đại diện Viettel cho biết, ngay khi đi vào khai trương, Mytel sẽ cung cấp hàng loạt dịch vụ viễn thông với công nghệ tiên tiến nhất. Cụ thể, ngay trong quý I/2018, Mytel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm di động, cố định, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nội dung, ví điện tử, cũng như các giải pháp công nghệ thông tin khác.
Ngoài dịch vụ thoại trên nền 2G để đáp ứng nhu cầu của người dân toàn quốc, dịch vụ Internet di động của Mytel được thực hiện hoàn toàn trên nền 4G LTE. Mytel là mạng có hạ tầng lớn nhất và vượt trội về 4G tại Myanmar, nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, công nghệ tiên tiến nhất ngay từ khi khai trương.
Được biết, thị phần viễn thông tại Myanmar đang nằm trong tay 3 nhà mạng lớn là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Myanmar thuộc sở hữu của Chính phủ (chiếm khoảng 42% thị phần); Telenor (Na Uy, chiếm 35% thị phần) và Ooredoo (Qatar, chiếm 23% thị phần).
Rất có thể, chiến lược của Viettel sẽ tập trung vào thị trường khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi mà các đối thủ của Mytel chưa chú trọng mở rộng vùng phủ. Đây cũng là “chiêu bài” đã giúp Viettel thành công ở nhiều thị trường khác. “Chúng tôi đặt mục tiêu đạt 5 - 7 triệu thuê bao và lọt vào Top 3 tại Myanmar sau 2 năm có giấy phép”, đại diện Viettel cho biết.
Như vậy, với việc khai trương, đưa vào vận hành, kinh doanh Mytel, Myanmar sẽ là thị trường nước ngoài thứ 10 của Viettel, cùng với Campuchia, Lào, Đông Timor, Cameroon, Mozambique, Burundi, Tanzania, Haiti và Peru. Hiện doanh thu hàng năm từ thị trường nước ngoài của Viettel lên tới 1,5 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 11.000 người lao động.
Đầu tư nước ngoài đang là lĩnh vực đầy triển vọng của Viettel. Viettel là công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD/năm. Đây cũng là thị trường tương lai của Viettel (dự kiến có quy mô toàn cầu 1 tỷ dân vào năm 2020), khi mà thị trường trong nước đã đến ngưỡng bão hòa (mật độ điện thoại đạt 116 thuê bao/100 dân).
Ngày 14/2/2017, Mytel nhận giấy phép dịch vụ viễn thông cơ bản với thời hạn 15 năm.
Myanmar là thị trường nước ngoài lớn nhất của Viettel tính đến nay, với quy mô dân số hơn 62 triệu người.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"