
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
![]() |
Anh Mai Văn Trìu, điển hình tiên tiến thanh niên làm giàu từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. |
Tại Tọa đàm trực tuyến “Tín dụng chính sách đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số và thanh niên phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc” do Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức, ông Lê Ngọc Khánh, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) cho biết, Đoàn Thanh niên đang quản lý 24.233 tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp các thôn, ấp, bản trên cả nước.
Theo ông Khánh, dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Đoàn Thanh niên quản lý đạt gần 21.000 tỷ đồng, với 845.420 hộ đang có dư nợ. Số hộ được vay từ các chương trình ưu đãi tăng gấp 40 lần so với thời điểm Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập năm 2002.
Đồng hành với thanh niên nghèo trên con đường lập thân, lập nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội và Trung ương Đoàn đã phối hợp thực hiện, triển khai sâu rộng đến những vùng khó khăn, giúp thanh niên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ thanh niên được tham gia vay vốn đầu tư để có điều kiện học tập, phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thiết thực xây dựng quê hương.
Trong 15 năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã giúp hàng triệu thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế. Anh Nguyễn Ngọc Trìu (35 tuổi, ở xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, Phú Thọ) là một trong những thanh niên điển hình tại địa phương về phát triển kinh tế. Với số vốn ít ỏi tích lũy từ thời gian làm công nhân ở Nhà máy Chè Tân Phú (Phú Thọ) và được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, vợ chồng anh bắt tay vào trồng chè.
Năm 2009, có thêm nguồn vốn vay 5 triệu đồng không lãi, vợ chồng anh Trìu mở rộng diện tích trồng chè. Năm 2010, anh tiếp tục được vay 15 triệu đồng qua chương trình hộ nghèo mua máy xay chè. Ngoài chăm sóc đồi chè, vợ chồng anh đi thu gom chè trong làng về nhận xay và chế biến để bán ra thị trường. Đến nay, gia đình anh xay 6 - 7 tấn chè tươi mỗi tháng, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Được biết, trong 6,7 triệu khách hàng đang có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội, có gần 1,4 triệu khách hàng vay vốn có độ tuổi dưới 35, với dư nợ 37.129 tỷ đồng (chiếm 21,8% tổng dư nợ của Ngân hàng), trong đó vốn vay tập trung chủ yếu vào phát triển sản xuất - kinh doanh.
Ông Nguyễn Mạnh Thiện, Phó giám đốc Ban Tín dụng người nghèo (Ngân hàng Chính sách xã hội) cho biết, mặc dù chưa cho chương trình vay vốn dành riêng cho thanh niên khởi nghiệp, nhưng Ngân hàng có nhiều chương trình cho vay khác mà thanh niên khởi nghiệp hoàn toàn có thể vay được. Đó là các chương trình cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; giải quyết việc làm; hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Phân tích cụ thể hơn, Phó giám đốc Ban Tín dụng học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách khác (Ngân hàng Chính sách xã hội), ông Đinh Mai Phong cho biết, với chương trình vay vốn hỗ trợ việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP, thì thanh niên khởi nghiệp với các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, chỉ có vài lao động thuộc đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm. Tất nhiên, để được vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện như có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất - kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thiện, mức vay tối đa đối với hộ nghèo hiện nay là 50 triệu đồng/tháng. Một số ý kiến của người vay cho rằng, mức này chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ngân hàng Chính sách xã hội đang nghiên cứu để đề nghị nâng mức cho vay đối trình các cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
Được biết, năm 2014, HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội đã quyết định nâng mức cho vay tối đa từ 30 triệu đồng/hộ lên 50 triệu đồng/hộ vay, để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi và ưu tiên đối tượng được vay vốn là thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước, có tri thức, sức sáng tạo, xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội.

-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng