Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 05 năm 2024,
Mới có 20/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đủ hồ sơ pháp lý
Thanh Hương - 06/09/2023 10:10
 
Tính tới ngày 25/8, vẫn còn 6 dự án với tổng công suất 284,7 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán với EVN dù đã được đốc thúc nhiều lần. Cũng đã có 67 dự án với tổng công suất 3.633,26 MW thoả thuận giá điện với EVN.

Mới có 20 dự án đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định

Theo báo cáo của Bộ Công thương gửi tới Chính phủ vào ngày 5/9, tính tới ngày 25/8, trong số 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã có 79 dự án với tổng công suất 4.449,86 MW nộp hồ sơ tới Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong số này có 68 dự án đã thoả thuận giá điện với EVN.

Có 67 dự án đã tiến hành thoả thuận giá điện tạm thời bằng 50% khung giá phát điện để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán điện và vận hành thương mại.

Cũng đã có 61 dự án đã được EVN và chủ đầu tư thống nhất giá tạm, trình lên Bộ Công thương và có 58 dự án trong số này đã được Bộ Công thương phê duyệt.

Trong số 61 dự án đã thống nhất giá tạm này cũng có 43 dự án đã và đang trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó có 20 dự án với tổng công suất 1.171,72 MW đã được công nhận ngày vận hành thương mại.

Liên quan đến các hồ sơ pháp lý, đã có 29/85 dự án chuyển tiếp được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trong đó 20 dụ án được cấp giấy phép toàn bộ dự án và 9 dự án được cấp giấy phép 1 phần dự án. Có 11 dự án đã nộp hồ sơ và đang được Bộ Công thương kiểm tra, rà soát để cấp giấy phép.

Cũng có 45 dự án vẫn chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Vẫn còn nhiều dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chưa đủ hồ sơ pháp lý theo quy định.

Theo thống kê của EVN, nhiều dự án chuyển tiếp chưa có văn bản gia hạn, giãn tiến độ thực hiện, đưa vào hoạt động của UBND tỉnh (quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư) và chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên các quy định này là điều kiện để hợp đồng mua bán điện sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực.

Cũng bởi thiếu các hồ sơ pháp lý này mà đến nay mới có 20/85 dự án chuyển tiếp mới được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại. Vì vậy đến nay, mới có 20/85 dự án chuyển tiếp được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại.

Có 21 dự án có mức giá điện thấp hơn khung giá

Bộ Công thương cũng cho hay, trên cơ sở hồ sơ các dự án chuyển tiếp và phương pháp quy định tạo Thong tư 57/2020/TT-BCT, có 51 dự án đã được Công ty Mua bán điện rà soát, tính toán sơ bộ giá điện ở mức tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính tối đa là 12% (chưa xem xét loạt bỏ các thành phần chi phí không hợp lý, hợp lệ trong tổng mức đầu tư) tương tự như các dự án nhà máy điện truyền thông.

Theo đó, cũng có 21/51 dự án có mức giá điện được tính toán thấp hơn khung giá đã được ban hành tại Quyết định 21/QĐ-BCT.

Liên quan đến Thông tư 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, Bộ Công thương cũng cho rằng, việc ban hành Thông tư này là đúng thẩm quyền quy định tại Luật Điện lực, Luật Giá và các nghị định hướng dẫn.

Khung giá phát điện cho các dự án chuyển tiếp đã được EVN tính toán và Bộ Công thương thẩm định, ban hành tại Quyết định 21/QĐ-BCT là đúng phương pháp tại Thông tư 15/2022/TT-BCT, có tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.

Vì vậy, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát các nội dung về khung giá cho các dự án chuyển tiếp và kịp thời chỉnh sửa, bổ sung nếu phát hiện có nội dung vướng mắc bất cập.

Trong kiến nghị được 36 nhà đầu tư của các dự án năng lượng chuyển tiếp ký tên gửi tới Chính phủ hồi tháng 3/2023 có cho rằng, quá trình Bộ Công Thương ban hành Quyết định 21/QĐ-BCT dường như quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng. Việc giao cho EVN/EPTC làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn.
Qua rà soát lại các căn cứ ban hành Quyết Định 21, các nhà đầu tư thấy rằng không có tham chiếu nào đề cập tới văn bản chỉ đạo, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này. Như vậy, có thể hiểu rằng Bộ Công Thương tiến hành dự thảo Quyết định 21 đã không tham vấn hoặc chưa có sự chấp thuận, phê duyệt về mặt nguyên tắc từ Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại Quyết Định 13/2020/QĐ-TTg và Quyết Định 39/2018/QĐ-TTg.
Về mặt nội dung, Quyết định 21/QĐ-BCT có các điểm chưa tuân thủ Thông Tư 15/2022/TT-BCT nói riêng và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan nói chung.
Cụ thể, phương pháp tính toán của EVN có nhiều điểm chưa phù hợp trong việc
- Sử dụng tổng mức đầu tư của dự án không bao gồm 10% chi phí dự phòng để tính khung giá điện;
- Biện giải các giá trị trung bình năm bình quân của các nhà máy điện mặt trời dựa trên khu vực có cường độ bức xạ cao nhất;
- Viện dẫn sản lượng giao nhận bình quân của các nhà máy điện gió mà không tính tới tình hình cắt giảm;
- Lựa chọn nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 có công suất cao hơn định nghĩa nhà máy chuẩn tại Thông Tư 15 làm cơ sở đề xuất giá;
- Loại bỏ các dự án có kết quả tính toán giá phát điện cao hơn giá FIT trước đây khỏi dữ liệu tính toán.
Hậu quả là kết quả tính toán giá phát điện đề xuất của EVN không bảo đảm được nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận sau thuế (IRR) đạt 12% cho nhà đầu tư tại Thông tư 15/2022/TT-BCT; và mối tương quan giữa giá phát điện của các dự án điện gió và thực tế giá bán lẻ điện bình quân của EVN gần đây đã tăng lên.
24/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư
UBND các địa phương chủ động rà soát hồ sơ, đánh giá cụ thể nguyên nhân việc chậm tiến độ để xem xét việc điều chỉnh tiến độ thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư