Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tài xế bỏ lại xe, không thổi nồng độ cồn có bị xử phạt?
Trần Khanh (LĐO) - 04/01/2020 07:31
 
Thời gian gần đây, một số tài xế khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn thì vứt lại xe rồi bỏ đi, cương quyết không hợp tác hoặc dắt bộ qua chốt. Đây được xem là những chiêu trò thường được các “ma men” sử dụng khi bị kiểm tra nồng độ cồn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo luật sư Diệp Năng Bình (đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh), Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ về việc chủ phương tiện phải có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi được yêu cầu kiểm tra lỗi vi phạm. Trường hợp chủ phương tiện không chấp hành việc kiểm tra, không chứng minh hoặc giải trình được lỗi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định đối với lỗi phát hiện.

Cụ thể, người điều khiển xe ôtô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất) sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. 

Đối với người điều khiển xe mô tô, nếu trong cơ thể có nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Còn đối với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ cũng bị phạt từ 400-600 nghìn đồng.  

Cũng theo luật sư Diệp Năng Bình, trong trường hợp tài xế không chịu hợp tác thổi vào máy đo, dù chưa cần biết nồng độ cồn trong hơi thở là bao nhiêu, thì vẫn bị xử phạt ở khung cao nhất của hành vi vi phạm này. Việc bỏ lại phương tiện hoặc cố tình không kiểm tra nồng độ cồn rõ ràng không có lợi gì.

Chính khách Mỹ bị bắt vì lái xe sau khi uống rượu
Một tuần sau khi viết bài trên báo địa phương cảnh báo người dân không lái xe sau khi dùng đồ uống có cồn, một chính trị gia Mỹ lại bị bắt vì...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư