
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
TECHFEST 2021 là chương trình tìm kiếm, chia sẻ và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của người Việt trong và ngoài nước với những nỗ lực chuyển mình, thích ứng, tồn tại và phát triển, góp phần thực hiện nhiệm vụ kép: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Đối tượng tham gia cuộc thi là các cá nhân là người Việt Nam hoặc người gốc Việt sinh sống và làm việc trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, có ý tưởng, sản phẩm/ dịch vụ/ công nghệ đổi mới sáng tạo.
Để được lựa chọn vào tốp 10 chung cuộc, các đội thi đã trải qua hành trình 3 tháng tìm kiếm và chọn lọc từ hơn 200 hồ sơ, trải qua các vòng thi.
Qua đó, các start-up đã nhận được sự đồng hành của hơn 60 gia chuyên gia/quỹ đầu tư đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
![]() |
Tốp 10 startup được chọn vào chung kết TECHFEST 2021. |
Bà Quỳnh Võ, Giám đốc Zone Startup Việt Nam, đồng thời cũng là thành viên trong Hội đồng ban giám khảo đánh giá, các đội thi năm nay có sự chuẩn bị tốt từ phần công nghệ lõi, bài thuyết trình dự thi cho đến kỹ năng trình bày, phản biện, trả lời các câu hỏi khó từ ban giám khảo.
Trong khi đó, bà Nguyễn Nhã Quyên, Giám đốc vận hành Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF), Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhận thấy, hàm lượng công nghệ của các dự án vào tốp 10 cao hơn các năm trước.


Một thành viên khác trong Hội đồng ban giám khảo là bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững MSD đã bày tỏ sự ấn tượng với sự sáng tạo và chuyên nghiệp, nhiệt huyết của các đội thi năm nay.
Vị này cho rằng, "giữa một rừng các công ty khởi nghiệp, họ vẫn tìm thấy chỗ đứng, sự khác biệt và những nỗ lực không ngừng nghỉ" và ấn tượng hơn với các start-up không chỉ sáng tạo đột phá về công nghệ, mà còn phát triển các mô hình kinh doanh hiệu quả, thích ứng với các thách thức của bối cảnh đại dịch và đóng góp các giải pháp giải quyết các thách thức xã hội.
Chặng cuối hành trình, các đội thi chuẩn bị đến với vòng chung kết diễn ra vào ngày 15/12 sắp tới, cùng tranh tài trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ban ngành cùng đại diện các quỹ đầu tư, các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước.
Đến với cuộc thi, các doanh nghiệp tham dự có cơ hội nhận được các giải thưởng tài chính và các gói hỗ trợ với tổng trị giá lên đến 500.000 USD, có cơ cơ hội tiếp xúc với hơn 50 quỹ và nhà đầu tư, được đồng hành hỗ trợ bởi hơn 40 tổ chức và 80 chuyên gia đa ngành,…

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới