CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giả định năm 2020 và 2021, các nhà máy điện sẽ tạm thời thiếu hụt khí do mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt bị trì hoãn 1 năm. Gần đây, ban lãnh đạo GAS cho biết đơn vị điều hành mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt đã gặp phải một số khó khăn trong việc thực hiện dự án và do đó, thời điểm đưa mỏ khí đi vào hoạt động có thể sẽ bị hoãn từ quý IV/2020 sang quý IV/2021 hoặc đầu 2022.

Mỏ khí này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn khí cho các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ (Phú Mỹ, trung tâm điện Nhơn Trạch và nhà máy điện Bà Rịa) trong khi mỏ khí cũ đang dần cạn kiệt. Mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt có trữ lượng khí tổng cộng 20 tỷ m3 và sản lượng 1,5 tỷ m3/năm.

Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh giảm 6,8% dự báo nguồn cung khí tại miền Nam cho năm 2020 và 13,6% cho năm 2021. Vì vậy, chúng tôi điều chỉnh giảm 5% dự báo tổng sản lượng của GAS cho năm 2020 và 9,7% cho năm 2021.  Chúng tôi giả định cung khí tại miền Đông Nam Bộ sẽ phục hồi 23,7% trong năm 2022 nhờ cả 2 mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt và Sư Tử Trắng đi vào hoạt động.

Khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu sẽ giúp tăng nguồn cung khí giai đoạn sau đó. Chúng tôi xin lưu ý rằng khả năng thiếu hụt khí trong năm 2020 và 2021 có thể sẽ không thành hiện thực nhờ sự tham gia của một nhà cung cấp mới, Công ty TNHH Hải Linh (doanh nghiệp tư nhân) có một dự án LNG (công suất 1 triệu tấn) đặt kế hoạch đi vào vào hoạt động từ năm 2020.

Chúng tôi dự báo các nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ sẽ thiếu hụt khí nhẹ từ tháng 11/2018 đến tháng 02/2019. Tổng cục Thống kê cho biết trong 11 tháng đầu năm, tổng sản lượng khí tiêu thụ đạt 9,14 tỷ m3, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với ước tính của chúng tôi cho cả năm là 9,97 tỷ m3 (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước).

Chúng tôi cho rằng nguyên nhân có thể là do sản lượng tại mỏ khí Lô 11.2 giảm nhanh hơn so với dự kiến. Ngoài ra, theo một số chuyên gia trong ngành, mỏ khí Phong Lan Dại dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa tháng 2/2019 thay vì giữa tháng 12/2018 mặc dù đã đã làm lễ khánh thành vào ngày 29/11.

Tình hình nói trên đã ảnh hưởng bất lợi đối với GAS, POW và NT2. Đồng thời, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu đối với từng mã, cụ thể: giá mục tiêu của GAS là 90.400 đồng/CP và điều chỉnh từ khuyến nghị khả quan sang phù hợp thị trường; giá mục tiêu của NT2 là 31.000 đồng/CP và khuyến nghị mua; giá mục tiêu của POW là 18.400 đồng/CP và duy trì khuyến nghị mua.

3. MWG sẽ vận động quanh vùng giá 85
CTCK BIDV (BSC) 
MWG đang nằm trong xu hướng tích lũy trung hạn sau khi chạm ngưỡng kháng cự 90.
Thanh khoản trong các phiên gần đây tăng mạnh trở lại ở cả phiên hồi phục lẫn phiên bán cho thấy ngưỡng giá 85 là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh cho cổ phiếu.
Chỉ báo RSI đã chạm kênh Bollinger dưới báo hiệu sẽ có có thể hồi phục ngắn hạn, nhưng cổ phiếu vẫn chưa chạm vùng quá bán cho thấy đà giảm vẫn có thể sẽ tiếp tục. MACD có tín hiệu hội tụ và vận động đi ngang trong xu hướng tới cho thấy cổ phiếu sẽ đấu tranh quanh vùng giá hỗ trợ 85.
Vận động 3 đường MA cũng cho lực hồi phục ngắn hạn đã suy giảm và bắt đầu đi ngang, xu hướng vận động trung và daif hạn vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh nhẹ.
Như vậy, cổ phiếu MWG có thể sẽ vận động quanh vùng giá 85 trong thời gian tới và tích lũy trong kênh giá 80-90 trong các phiến tới.