
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
![]() |
Đại diện Hồ Tràm Strip nhận giải thưởng ghi nhận những nỗ lực đóng góp CSR từ AmCham. |
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa vinh danh các công ty thành viên có những hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) nổi bật nhất.
Đây là lần thứ 5, Amcham thực hiện việc trao giải thưởng CSR cho các công ty thành viên. Năm nay, 34 công ty đã được vinh danh nhờ thấu hiểu và quan tâm đối với các hoạt động CSR, bên cạnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhằm tạo ra cả giá trị kinh tế dài hạn và giá trị xã hội tại Việt Nam.
34 công ty được nhận giải thưởng năm nay hầu hết là các công ty lớn, có hoạt động đầu tư, kinh doanh lâu dài và hiệu quả tại Việt Nam. Trong đó, có 3M, AES, AIA, AIP Foundation, Baker & McKenzie, BIDV-MetLife, Citibank, Coca-Cola, Crowne Plaza West Hanoi, Deloitte, Dow, ExxonMobil, FedEx Express, Ford, Freshfields Bruckhaus Deringer, Hanesbrands, Herbalife, Hilton Hanoi Opera & Hilton Garden Inn..
Bên cạnh đó, Ho Tram Project Company, HP Technology, InterContinental Hanoi Westlake, InterContinental Hanoi Landmark72, Johnson & Johnson, JW Marriott Hanoi, KPMG, Microsoft, Mondelez Kinh Do, Pacific Basin Partnership, Procter & Gamble, Regent Garment Factory, Savills, Suntory Pepsico, VinaCapital, và Visa cũng đã được “xướng tên”.
Giải thưởng CSR của AmCham ra đời với vai trò nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho các thành viên AmCham và cộng đồng, đồng thời ghi nhận những công ty có những hoạt động CSR hiệu quả và tiêu biểu tại Việt Nam.
Để đạt được giải thưởng này, các công ty phải nhận được những đánh giá cao ở 4 hạng mục riêng biệt, bao gồm: Chú ý đến mục tiêu kinh doanh và nhu cầu xã hội; Tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài; Truyền thông và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất; và Tính bền vững của chương trình.
“Trước đây, mỗi quyết định của các doanh nghiệp chủ yếu hướng tới kết quả kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, các doanh nghiệp phải đồng thời cân nhắc tới các hậu quả về luân lý, đạo đức và xã hội có thể gây ra từ các quyết định này”, bà Natasha Ansell, Chủ tịch AmCham nói.
Chủ tịch AmCham cũng giải thích rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không còn dựa trên số tiền mà doanh nghiệp đóng góp cho từ thiện tại đây, mà dựa trên mức độ tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở Việt Nam.

-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế