
-
Nhà đầu tư nội lần đầu được chọn phát triển cảng nước sâu
-
Thực hiện mục tiêu Đại hội XIII đề ra: Chìa khóa tăng trưởng vẫn là phân bổ nguồn lực hiệu quả
-
2 bến cảng 6.425 tỷ đồng tại Hải Phòng, hơn 20 dự án điện gió tại Quảng Trị
-
Cần Thơ chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị mới vốn gần 5.000 tỷ đồng -
Bình Định: Phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư cho hai dự án khu đô thị -
Quảng Trị: Năm 2021, trên 20 dự án điện gió sẽ đi vào vận hành
![]() |
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch của Bộ GTVT, sân bay Ðiện Biên có tổng nhu cầu sử dụng đất là 201,39ha. Ðây là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế, là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. |
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) vừa đề nghị Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam xem xét, cho ý kiến với hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không (CHK) Điện Biên để đơn vị này hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền.
Theo đề xuất sơ bộ của ACV, Dự án CHK Điện Biên sẽ xây dựng mới đường cất hạ cánh kích thước 2.400 mm x 45 m, 2 đường lăn kết nối có khả năng đón được tàu bay A320/A321 hoặc tương đương; 1 nhà ga hành khách mới với 2 cao trình đáp ứng 2 triệu hành khách/năm và các hạng mục phụ trợ; xây dựng sân đỗ với 6 vị trí đỗ tàu bay A320/A321 hoặc tương đương; đài kiểm soát không lưu kết hợp với trung tâm điều hành chỉ huy bay; đài dẫn đường VOR/DME.
Khái toán tổng mức đầu tư Dự án CHK Điện Biên là 4.787 tỷ đồng, trong đó các hạng mục khu bay là 1.400 tỷ đồng; các hạng mục hàng không dân dụng 1.700 tỷ đồng; các hạng mục công trình đảm bảo điều hành bay dự kiến 155 tỷ đồng; chi phí GPMB 1.532 tỷ đồng do UBND tỉnh Điện Biên thực hiện.
ACV cho biết là đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu các phương án triển khai thực hiện nhằm so sánh, lựa chọn phương án tối ưu để hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Cụ thể, trong phương án 1, ACV đề xuất sẽ dùng vốn doanh nghiệp để đầu tư các công trình khu hàng không dân dụng và công trình khu bay; các công trình đảm bảo điều hành bay sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đầu tư bằng vốn DNNN; kinh phí GPMB sẽ do UBND tỉnh Điện Biên đảm nhận bằng vốn ngân sách địa phương. Tiến độ triển khai Dự án là 36 tháng sau khi được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương dự án.
ACV cho rằng, phương án 1 có khá nhiều điểm thuận lợi như bản thân ACV là doanh nghiệp cảng hàng không được Nhà nước giao nhiệm vụ đầu tư, quản lý, khai thác, cung cấp dịch vụ tại các cảng hàng không trên cả nước có kinh nghiệm và năng lực tài chính; không tạo áp lực lên NSNN.
Với phương án 2, ACV đề xuất các công trình khu bay sẽ do Nhà nước triển khai (Bộ GTVT hoặc UBND tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư) bằng vốn NSNN; các công trình khu hàng không dân dụng sẽ do ACV đầu tư; VATM sẽ đầu tư các công trình đảm bảo điều hành bay.
“Phương án này ngoài việc kéo dài thời gian đầu tư (40 tháng) còn tạo áp lực lớn lên ngân sách Trung ương và địa phương”, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV đánh giá.
Được biết, hiện cơ sở hạ tầng CHK Điện Biên chỉ đạt cấp 3C, đáp ứng yêu cầu khai thác tàu bay ATR72 và tương đương trở xuống. Do vậy, sân bay Điện Biên chỉ có khai thác các chặng bay ngắn như Hà Nội – Điện Biên, Hải Phòng – Điện Biên, không thể mở các đường bay tầm trung trở lên như Đà Nẵng – Điện Biên, Tp.HCM – Điện Biên.
Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển đội tàu bay hiện tại của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet, Jestar Pacific từ nay đến năm 2030 tập trung vào các loại tàu bay A320 trở lên và kết cấu hạ tầng CHK Điện Biên hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu khai thác của các hãng hàng không trong những năm tới.
Theo ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết CHK Điện Biên được xây dựng từ kỳ Pháp thuộc (năm 1940).
“Theo quy hoạch tổng thể cảng hàng không Điện Biên giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025, đây là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế phục vụ chung dân dụng và quân sự. Tuy nhiên, dù đã được đầu tư nâng cấp nhiều lần nhưng do cảng hàng không Điện Biên Phủ nằm trong lòng chảo Điện Biên, khó khăn về địa hình không thể lắp đặt được hệ thống dẫn đường chính xác nên không bay được vào ban đêm”, ông Sơn cho biết.
Tại CHK Điện Biên hiện mới chỉ có Vietnam Airlines đầu tư máy bay ATR 72 khai thác tuyến bay Điện Biên - Hà Nội với tần suất hai chuyến/ngày.

-
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 dự kiến sẽ phát điện thương mại vào cuối năm nay -
Nới dần cửa đầu tư vào hạ tầng sân bay cho tư nhân -
Cần Thơ chấp thuận đầu tư dự án Khu đô thị mới vốn gần 5.000 tỷ đồng -
Dòng vốn FDI chất lượng đang đổ vào Việt Nam -
Bình Định: Phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư cho hai dự án khu đô thị -
Quảng Trị: Năm 2021, trên 20 dự án điện gió sẽ đi vào vận hành
-
1 Nhân sự chủ chốt khóa XIII được chuẩn bị rất kỹ lưỡng
-
2 Nhân sự Đại hội XIII: Chọn người trí tuệ, bản lĩnh
-
3 TS. Trần Du Lịch: Tận dụng thời cơ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
-
4 Trái phiếu doanh nghiệp: “Bom nợ” hiển hiện - Bài 2: Những thương vụ “ma” làm méo thị trường
-
5 Đề xuất mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 – 2025
- Kho sim số đẹp mobifone giá rẻ
- XSTD
- Tin tức Viettimes.vn cập nhật tin mới nhất
-
"Sống Như Ý” của Generali Việt Nam nhận giải “Chiến dịch Tiếp thị của Năm”
-
"Work form bất cứ đâu" cùng Dell Latitude 5000 Series: Chip mới - nâng cấp mới
-
Dệt may Thành Công công bố lợi nhuận 11,2 triệu USD
-
Vietnam Airlines phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc với tiêu chuẩn cao nhất
-
Mỏ Bạch Central Hills - Lời giải “đắc lợi” cho bài toán đầu tư thông minh
-
Bảo hiểm PVI bán bảo hiểm qua kênh thu phí tự động của VETC