-
Bộ Y tế cảnh báo viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm -
Nhiều cửa hàng thực phẩm lớn bị xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 2/11: Phát hiện sớm nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng -
Doanh nghiệp hóa dược Việt chưa đủ năng lực sản xuất thuốc chuyên khoa -
Cúm mùa và biến chứng viêm phổi
Theo WHO, năm ngoái có khoảng 8,2 triệu người mới được chẩn đoán mắc bệnh lao, con số cao nhất được ghi nhận kể từ khi WHO bắt đầu theo dõi bệnh lao toàn cầu vào năm 1995, tăng so với mức 7,5 triệu người được báo cáo vào năm 2022.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố cho biết, bệnh lao đã thay thế Covid-19 để trở thành bệnh truyền nhiễm hàng đầu gây tử vong vào năm 2023. |
Báo cáo cho biết, việc xóa sổ bệnh lao vẫn là một mục tiêu xa vì cuộc chiến chống lại căn bệnh này đang phải đối mặt với những thách thức dai dẳng như tình trạng thiếu kinh phí đáng kể.
Cũng theo WHO, các mốc quan trọng và mục tiêu toàn cầu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật đang đi chệch hướng và cần phải đạt được những tiến bộ đáng kể để đạt các mục tiêu khác đã đề ra vào năm 2027.
Các nước có thu nhập thấp và trung bình, chịu 98% gánh nặng của căn bệnh này, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính đáng kể.
Năm 2023, khoảng cách giữa số ca mắc bệnh lao mới ước tính và số ca được báo cáo đã giảm xuống còn khoảng 2,7 triệu ca, giảm so với mức khoảng 4 triệu ca trong đại dịch Covid-19 năm 2020 và 2021.
Hiện Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao. Năm 2018, từ vị trí 16/30 nước có gánh nặng bệnh lao cao và 15/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới, Việt Nam đã chuyển lên xếp thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.
Năm 2023, ước tính số liệu Việt Nam năm 2022 có thêm 172.000 người mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Lao đa kháng thuốc ước tính khoảng 9.200 ca, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị. Lao đồng nhiễm HIV ước tính khoảng 4.300 ca, chiếm 2,5% trong số bệnh nhân lao phát hiện.
So với miền Bắc và miền Trung thì dịch tễ lao tại miền Nam còn nặng nề hơn rất nhiều. Tại một số tỉnh khu vực Tây Nam Bộ như An Giang và Cần Thơ, số ca lao phát hiện và tỷ lệ mắc lao trên dân số năm 2023 lần lượt là 5.467 (270/100.000 dân) và 2.713 (218/100.000 dân), và trong một số khu vực, nhóm nguy cơ cao có tỷ lệ mắc bệnh lao rất cao, khoảng 400-500/100.000 dân.
Số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính (năm 2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân lao các thế).
Như vậy, sẽ có >40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị. Trong 2 năm diễn ra dịch Covid-19, công tác phòng chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành là một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch.
Để phát hiện bệnh lao, xét nghiệm Xpert MTB/RIF là xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán lao và lao đa kháng được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo từ tháng 12/2010. Đến nay trên thế giới đã có khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện xét nghiệm này.
Tại Việt Nam, xét nghiệm Xpert MTB/RIF đã được Chương trình Chống lao Quốc gia (Chương trình Chống lao Quốc gia) triển khai từ năm 2011 tại Labo lao chuẩn Quốc gia. Đến nay, Việt Nam đã và đang lắp đặt đưa vào sử dụng, quản lý 332 máy GeneXpert tại 182 điểm máy triển khai trên toàn quốc.
Số lượng xét nghiệm toàn quốc tăng dần theo từng năm, 2023 đã thực hiện 452.279 xét nghiệm trên cả nước, tăng hơn 113% so với năm 2022.
TS.Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia, Chương trình ngoại kiểm MTB/RIF của Bệnh viện Phổi Trung ương đã cung cấp bộ mẫu ngoại kiểm các nước như: Lào, Myanmar, Philipines, Bangladesh, Papua New Guinea trong các năm gần đây.
Năm 2024, Bệnh viện Phổi Trung ương vẫn duy trì hai hoạt động cung cấp bộ mẫu ngoại kiểm cho 2 nước Bangladesh, Papua New Guinea với hơn 200 bộ mẫu và hỗ trợ tư vấn công nghệ sản xuất bộ mẫu cho Phillippines.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của CDC-US Việt Nam, chương trình đang trên lộ trình mở rộng, phát triển trở thành trung tâm ngoại kiểm khu vực với các xét nghiệm phân tử mới như Xpert MTB/XDR, Truenat MTB/RIF và cung cấp dịch vụ trong nước trong năm 2024 và dự kiến có thể cung cấp cho các đơn vị ngoài nước trong những năm tiếp theo.
Chương trình ngoại kiểm lao-xét nghiệm phân tử Xpert MTB/RIF & Xpert MTB/RIF Ultra tổ chức cho tất cả các đơn vị thực hiện Xpert trên toàn quốc với sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ toàn cầu giai đoạn 2024-2026.
Chương trình ngoại kiểm Xpert MTB/RIF & MTB/RIF ULTRA chính thức triển khai từ năm 2017, qua 7 năm triển khai đã tổ chức thành công 14 vòng ngoại kiểm cho các đơn vị thực hiện Xpert MTB/RIF & Xpert MTB/RIF Ultra trên toàn quốc. Số lượng đơn vị tham gia tăng dần theo các năm với 35 đơn vị từ năm 2017, tới nay đã có gần 180 đơn vị tham gia.
Tỷ lệ các đơn vị có kết quả không phù hợp qua các vòng dao động từ 1%-10%. Thông qua việc tổ chức 2 vòng ngoại kiểm hàng năm cho các đơn vị thực hiện Xpert trên toàn quốc, Chương trình Chống lao Quốc gia đã và đang tiếp tục phục vụ mục tiêu bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm Xpert chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, để nâng cao tỷ lệ phát hiện ca lao trong thời gian tới, Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam đang tập trung nguồn lực để mở rộng tiếp cận các xét nghiệm phân tử nhanh chẩn đoán lao do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.
Cùng với việc tăng cường, mở rộng phạm vi và số lượng xét nghiệm lao, Chương trình Chống lao Quốc gia Việt Nam cũng chú trọng đến bảo đảm chất lượng xét nghiệm như là yếu tố then chốt trong việc phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh lao và theo dõi điều trị hiệu quả.
Mô hình và kinh nghiệm triển khai chương trình ngoại kiểm của Việt Nam sẽ được chia sẻ tại hội thảo này, với hy vọng sẽ hỗ trợ việc triển khai và nâng cao các phương pháp bảo đảm chất lượng xét nghiệm lao trong khu vực", ông Lượng cho hay.
Tuy nhiên, theo TS.Đinh Văn Lương, hiện việc triển khai các chương trình ngoại kiểm này còn gặp nhiều hạn chế do chi phí cao và sự sẵn có dịch vụ còn hạn chế.
-
Áp lực bệnh lao trên toàn thế giới -
Doanh nghiệp hóa dược Việt chưa đủ năng lực sản xuất thuốc chuyên khoa -
Cúm mùa và biến chứng viêm phổi -
Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài -
Thế hệ con một và áp lực chữa vô sinh -
Tin mới y tế ngày 1/11: Phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư thực quản -
Không tiêm vắc-xin sau khi bị chó cắn, một trẻ tử vong do bệnh dại
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024