Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bán hàng đa kênh - Xu hướng mở ra cánh cửa bứt phá cho doanh nghiệp
Minh Hải - 27/05/2021 11:28
 
Theo khảo sát của Harvard Business Review, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau trong quá trình mua hàng và có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh.

Bên cạnh bức tranh kinh tế chung ảm đạm năm 2020, hơn 30,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của nhóm này là nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường với gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi kết hợp bán hàng truyền thống và bán hàng online.

Bán hàng đa kênh – thay đổi để thích ứng và tăng trưởng

Dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày dùng internet, người tiêu dùng Việt Nam - đặc biệt là người tiêu dùng trẻ ở đô thị lớn đã khá quen thuộc với mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, mặc dù kinh doanh trực tuyến tử có sự phát triển nhanh chóng, bán lẻ truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định.

Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể nghiên cứu các lựa chọn phù hợp, đọc đánh giá, đưa ra những so sánh về sản phẩm và dịch vụ. Khi tới cửa hàng, người tiêu dùng có thể nhìn, cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng. Cả hai cách đều có những  ưu điểm riêng, điều này buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng, khai thác tối đa các kênh trực tuyến, các ứng dụng bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và tăng cường tích hợp đa kênh

Kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử đã vươn lên chiếm vị trí đầu bảng trong các kênh bán hàng hiệu quả năm 2020, thế chân  Facebook và ngay sau là quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội mới (Tiktok, Zalo). Sự chuyển đổi về kênh bán hàng và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi nhà bán hàng.

Các công cụ giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh hiệu quả

Để phân phối bán lẻ đa kênh, doanh nghiệp cần phải khiến mỗi kênh bán hàng thật thuận tiện cho người mua mà vẫn luôn có sự đồng nhất. Nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nhận thức được việc chủ động thu thập, nghiên cứu dữ liệu khách hàng và triển khai bán hàng đa kênh nhưng không phải ai cũng đạt được thành công bởi quá trình này là một con đường dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự đầu tư cùng những công cụ hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp:

CRM - Lưu trữ đa kênh: Việc lưu trữ dữ liệu khách hàng tập trung giúp doanh nghiệp tận dụng được toàn bộ dữ liệu tương tác với khách hàng, từ đó hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng trên từng kênh.

Website - Cửa hàng số độc lập: Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi

Landing page - Xây dựng thương hiệu riêng: Thiết kế nhanh, giá mềm (chỉ từ 1 - 5 triệu), linh động, dễ tối ưu, giảm chi phí quảng cáo mà vẫn khẳng định được uy tín thương hiệu.

Chatbot: Nhân viên ảo 24/7: Sử dụng và tích hợp chatbot khá đơn giản, chi phí hiện nay cũng khá mềm, chỉ hai đến ba trăm nghìn một tháng, thậm chí nhiều phiên bản không mất phí.

Thương mại điện tử đa kênh giành lợi thế
Kinh doanh trực tuyến năm 2019 và những năm tiếp theo sẽ đạt mức 13 tỷ USD nhờ xu hướng bán hàng đa kênh ngày càng phổ biến.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư