TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm với tổng vốn đầu tư 17.229 tỷ đồng; Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù, cơ chế hỗ trợ sẽ giúp Dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành khởi công trong tháng 8/2025 và cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2026.
Với khái toán tổng mức đầu tư lên tới 44.410 tỷ đồng, dự kiến kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum sẽ gặp nhiều thách thức trong việc triển khai, ngay cả khi đã được đưa vào quy hoạch.
Một loạt dự án động lực đang được Cần Thơ đề xuất gồm Dự án kết nối đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, đầu tư xây dựng đường cao tốc trên cao, cầu Ô Môn, Cảng cargo logistics hàng không…
UBND tỉnh Sóc Trăng được bật đèn xanh để triển khai nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư khu bến cảng Trần Đề làm cơ sở kêu đầu tư theo định hướng quy hoạch.
Chiều 10/6, tại TP. Cần Thơ, Báo Xây dựng phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long”.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa chủ trì cuộc họp về báo cáo đề xuất Dự án xây dựng cảng chuyên dụng và băng tải chở than đá từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về Quảng Trị.
Liên tục thu hút các dự án đầu tư ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ, Quảng Ninh kỳ vọng sẽ sớm hình thành một trung tâm sản xuất ô tô, quy tụ những thương hiệu lớn trong nước và quốc tế.
Đề xuất đầu tư 2.297 tỷ đồng nâng cấp 12 km Quốc lộ 37 qua Hải Dương; Duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc, vốn 420.000 tỷ đồng…