Khác với sự im ắng của cùng kỳ năm trước, thị trường bất động sản phía Nam đang được kích hoạt bởi hàng loạt động thái chuẩn bị “bung hàng” của chủ đầu tư, từ gặp gỡ đại lý, hoạt động kick-off đến đẩy mạnh truyền thông dự án mới.
Thành lập chưa lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp địa ốc đang có trong tay quỹ đất khá lớn, tích cực phát triển dự án và xây dựng kế hoạch phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa công khai 133 đơn vị nợ thuế, phí, các khoản về đất trong đó đáng chú ý, chỉ 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất đã có số nợ lên tới hơn 375 tỷ đồng.
Khách hàng ký hợp đồng vay vốn để được quyền mua nhà thường xuất phát từ việc chủ đầu tư lách luật bán nhà ở hình thành trong tương lai khi dự án chưa đủ điều kiện mở bán. Mua nhà theo hình thức này, người mua sẽ chịu nhiều rủi ro.
Việc số doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 41,8% số doanh nghiệp thành lập mới tại TP.HCM trong 10 tháng năm 2017, trong đó đa phần hoạt động trong lĩnh vực môi giới, khiến nhiều người lo ngại về tình trạng “bong bóng” bất động sản đi kèm nợ xấu bùng nổ như trước đây.
Thông tin một số ngân hàng rao bán các tòa nhà chung cư “siết” nợ vay của chủ đầu tư, kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời, khiến cho người dân, nhất là những người đang sinh sống ở đó hoang mang.
Nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn TP Hà Nội đang xảy ra tình trạng căn hộ bỏ trống vì người dân không chịu về ở do “chê” chất lượng kém. Thực trạng này diễn ra đã nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý, dẫn đến việc lãng phí và gây bức xúc trong dư luận.
Chạy hàng chục cây số đưa khách đi coi đất, bị khách hàng cho "leo cây", thậm chí bị khách hàng lừa lấy tài sản, gạ tình… Đó là những nỗi khổ mà dân môi giới bất động sản đang gặp phải.
Hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao, hay còn gọi là đổi đất lấy hạ tầng) được xem là một hình thức khá hữu hiệu để huy động nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nếu không được quản lý chặt, minh bạch, hình thức này sẽ phát sinh nhiều hệ lụy.
Dù luật pháp cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nhưng do vướng nhiều thủ tục khá nhiêu khê nên hơn 2 năm qua chỉ có 15 người nước ngoài có "chốn an cư" tại Việt Nam.
Giao dịch thị phần nhà mặt tiền khu vực phố cổ hiện tại tăng trưởng khá tốt. Theo các môi giới sành sỏi, nhịp độ bán - mua từ quý III/2017 khá nhộn nhịp.
Ngày 31/10, Công ty CP BĐS Đà Thành Land cho biết trong lễ mở bán dự án Khu đô thị Đại Dương Xanh vừa qua, có 150 lô đất nền đã được công ty giao dịch thành công, đạt thanh khoản 96% tổng số sản phẩm dự án.