
-
Sunshine Group bắt tay “ông lớn” Dubai đưa trải nghiệm ẩm thực quốc tế về Tây Hồ Tây
-
Bất động sản Đà Nẵng - Hội An: Tọa độ đầu tư mới
-
Giá trị sống của giới tinh anh và vị thế trong đô thị hiện đại
-
Điểm sáng đầu tư tại Hưng Yên hội tụ “kiềng 3 chân” giao thông - công nghiệp - đô thị -
Isla Bella - Chìa khóa khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày tại miền Bắc -
Vingroup mở lối “Tây tiến”, đánh thức vùng đất vàng Đức Hòa, kiến tạo đô thị triệu cơ hội -
Sun Group khởi công khu đô thị biển 37.000 tỷ đồng lớn bậc nhất Vũng Tàu
Sẽ đấu giá quỹ đất chuyển đổi
Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP.HCM diễn ra tuần trước, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép TP.HCM chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản.
Theo ông Nhân, đất nông nghiệp của TP.HCM hiện chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất, nhưng đóng góp của nông nghiệp vào GRDP của Thành phố chỉ đạt 0,8%. Trong khi đó, đất cho công nghiệp, dịch vụ chiếm 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP. Vì vậy, TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhằm tăng diện tích đất cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bất động sản tại TP.HCM hiện nay.
![]() |
Trong quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM, vẫn dành một diện tích nhất định cho đất lúa. Ảnh: Gia Huy |
Quỹ đất được chuyển đổi mục đích nằm tại các quận 2, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, vốn là đất trồng lúa phục vụ an ninh lương thực quốc gia và đất trồng cây lâu năm, nhưng đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước... Hầu hết quỹ đất nông nghiệp này đã nằm trong ranh giới các khu đô thị được xác định trong lần điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, được phê duyệt năm 2010, như đô thị cảng Hiệp Phước, Tây Bắc Củ Chi, Bình Quới - Thanh Đa...
“Với quỹ đất này, các doanh nghiệp sẽ thực hiện hình thức mua đấu giá. Ước tính sơ bộ, giá trị của quỹ đất nếu thực hiện đấu giá là 1,5 triệu tỷ đồng”, Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đối với 26.000 ha chuyển mục đích sử dụng, nếu đất nông nghiệp của người dân thuộc quy hoạch đất ở, thì người dân được chuyển mục đích để xây nhà. Với nhà đầu tư, nếu chuyển mục đích sử dụng khu đất đã chọn, phải được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và phải hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Với những dự án do Nhà nước thu hồi đất, sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, mới thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Về tiến trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị (HĐND TP.HCM) cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, sau đó có tờ trình gửi HĐND TP.HCM. Ông Kiên cũng nhấn mạnh, trong quy hoạch sử dụng đất của TP.HCM, vẫn dành một diện tích nhất định cho đất lúa, chứ không phải chuyển đổi toàn bộ diện tích đất lúa sang đất phi nông nghiệp.
Cơ hội cho doanh nghiệp địa ốc
Theo các chuyên gia bất động sản, trong bối cảnh TP.HCM đang thiếu nguồn vốn để thực hiện 7 chương trình đột phá đến năm 2020, như chỉnh trang đô thị, di dời nhà ở ven kênh, chung cư cũ, giãn dân…, việc bán đấu giá 26.000 ha đất sẽ thu về khoản tiền lớn để Thành phố có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch đặt ra.
Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp địa ốc trong và ngoài nước xuống vốn đầu tư quỹ đất để phát triển dự án bất động sản, đón lõng chương trình giãn dân của TP.HCM. Hơn nữa, bản Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2017 cũng đã tạo ra “cơn sốt” săn quỹ đất chờ phát triển dự án.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phân tích, để triển khai thực hiện bản quy hoạch này, cần thời gian chuẩn bị 5 - 10 năm nữa. Khi đó, hạ tầng giao thông phát triển hơn, liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh lân cận được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai chính sách giãn dân của TP.HCM về vùng ven cơ bản hoàn thiện, sẽ là lúc cần những dự án bất động sản lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
“Quỹ đất 26.000 ha chuyển đổi mục đích sử dụng sắp được TP.HCM đưa ra đấu giá nằm chủ yếu ở vùng ven TP.HCM. Doanh nghiệp đấu giá thành công sẽ có được các quỹ đất đẹp, nhiều lợi thế để đón đầu nhu cầu thị trường nhà đất tại những khu vực này trong thời gian tới”, ông Châu nói.
Về phía doanh nghiệp địa ốc, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc HungThinh Land cho rằng, 26.000 ha đất được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của các doanh nghiệp địa ốc, bởi quỹ đất để phát triển bất động sản tại TP.HCM đang khan hiếm. Trong khi đó, không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà nhiều doanh nghiệp ngoại cũng đang “đổ bộ”, săn lùng quỹ đất tại TP.HCM để phát triển dự án bất động sản, khiến cuộc cạnh tranh giành quỹ đất ngày càng trở nên gay gắt.
“Việc chuẩn bị sẵn những quỹ đất đẹp tại các các khu vực vùng ven của TP.HCM sẽ tạo đà cho doanh nghiệp địa ốc phát triển thị trường vững chắc hơn trong thời gian tới, khi chương trình phát triển liên kết vùng TP.HCM mở rộng được thực hiện”, ông Hiền nói.
-
Vì sao bất động sản phía Tây Hà Nội tăng lực hút đầu năm 2021? -
Phương Nam River Park: Khu đô thị "kiểu mẫu" tại Bến Tre -
Tranh chấp chung cư: Hàng loạt dự án chưa bàn giao quỹ bảo trì -
BRG Diamond Residence: Định chuẩn không gian sống như khách sạn 5 sao -
Dự án bất động sản tung chiêu kích cầu dịp Tết -
Đằng sau dòng vốn “khủng” từ Nhật Bản đổ vào Vinhomes Smart City -
TTH Home được chọn là nhà phân phối chiến lược dự án TNR Stars City Lục Yên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines