Các hội viên của Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam thể hiện sự lạc quan thận trọng về môi trường kinh doanh của Việt Nam và cho rằng, cơ hội vẫn hiện hữu, miễn là các thách thức không trở thành rào cản.
Thời gian còn lại không nhiều, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hối thúc các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Đến ngày 25/11/2023, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn của tỉnh Bình Định là 7.192 tỷ đồng; ước tính thực hiện giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2023 toàn tỉnh là trên 9.107 tỷ đồng.
Việc lựa chọn lại nhà đầu tư thực hiện Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết sẽ được thực hiện bằng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, thay vì chỉ định thầu như đề xuất trước đó.
UBND TP.HCM đề xuất HĐND Thành phố ban hành danh mục 41 dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công- tư (PPP) trong lĩnh vực y tế, giáo dục -đào tạo, thể thao và văn hóa.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh Phú Thọ dự kiến huy động vốn đầu tư phát triển khoảng 800.000 tỷ đồng.
Nguồn lực của địa phương còn hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư, phát triển hệ thống cấp nước còn khó khăn, việc đầu tư phát triển hệ thống cấp nước chủ yếu kêu gọi xã hội hóa nhưng còn chậm.
Sau nhiều năm mời gọi đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến rồi đi, nhưng TP.HCM vẫn đặt kỳ vọng vào nhà đầu tư ngoại.
Có đến hàng chục dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM lặp đi lặp lại tình trạng tăng vốn. Đến nay, Thành phố vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu để ngăn chặn vấn nạn này.
Theo TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để đạt được tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) năm 2024 từ 4,8% đến 5,3% như Nghị quyết Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua, cần phải tập trung đào tạo, đào tạo lại lao động.