
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Lợi nhuận cho nhà đầu tư phân khúc căn hộ bình dân, giá rẻ chỉ từ 10 - 15% nên ít doanh nghiệp mặn mà. |
Cầu ngóng cung
Anh Nguyễn Văn Thanh, nhân viên kỹ thuật một công ty in ấn tại TP.HCM cho biết, đầu năm 2018, anh tìm hiểu dự án căn hộ 60 m2 ở quận 12, có giá 1,5 tỷ đồng. Nhưng thời điểm đó anh không đủ tiền nên chưa mua được. Đến nay, dự án mới cất nóc mà giá căn thấp nhất đã lên đến gần 2 tỷ đồng.
“Bây giờ, kiếm căn hộ giá trên dưới 1,5 tỷ đồng tại TP.HCM gần như là không thể. Tôi tìm ở Bình Dương, Đồng Nai, những khu vực giáp ranh với TP.HCM, nhưng cũng có giá từ 1,5 - 2 tỷ đồng/căn. Thu nhập thấp, gia đình tôi buộc phải mua nhà ở ngoại thành, chấp nhận đi làm xa”, anh Thanh nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thời gian qua, quỹ đất dành cho việc phát triển các khu căn hộ tại Thành phố đã cạn kiệt, nên ít có dự án. Dù phân khúc căn hộ cho người thu nhập thấp có tính thanh khoản cao nhất, nhưng thị trường thiếu hụt nguồn cung.
“Nếu 3 - 4 năm trước, căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng là bình dân, thì nay những căn hộ có giá 1,5 tỷ đồng đã được xếp là bình dân, nhưng cũng vắng bóng trên thị trường. Nhà phổ biến ở ngưỡng giá 2 tỷ đồng/căn”, ông Châu nói.
Theo đại diện Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ Bộ Xây dựng và Chính phủ để giải quyết các vấn đề về quy hoạch, diện tích nhà ở, cách tính tiền sử dụng đất và giảm thiểu các chi phí phát sinh để giúp hạ giá thành sản phẩm, từ đó hạ được giá bán đầu ra mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Công ty DKRA Việt Nam cho rằng, với tình trạng khan hiếm nguồn cung căn hộ giá rẻ và mặt bằng giá căn hộ đã lên một mức cao mới, thì khả năng sở hữu nhà ở của những người có thu nhập trung bình hoặc thấp chắc chắn ngày càng khó hơn.
“Hiện nay, căn hộ dưới 1,5 tỷ đồng thực sự rất khó tìm tại TP.HCM. Với mức giá trung bình từ 30 triệu đồng/m2 thì một căn hộ 50 m2 cũng khoảng 1,5 tỷ đồng, chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì căn hộ, vì vậy, thực tế người mua sẽ phải trả mức giá từ 1,7 - 1,9 tỷ đồng/căn”, ông Hoàng nói.
Doanh nghiệp không mặn mà
Câu chuyện khuyến khích xây dựng căn hộ giá vừa túi tiền đã được đem ra bàn rất nhiều lần, nhưng các doanh nghiệp bất động sản không mấy mặn mà. Tại TP.HCM, đã có một số doanh nghiệp theo đuổi phân khúc này, song cũng chính họ nhiều lần than trời bởi thủ tục nhiêu khê, qua nhiều cửa ải khiến dự án kéo dài, cơ hội kinh doanh mất đi.


Là một trong số ít doanh nghiệp vẫn theo đuổi phân khúc căn hộ tầm trung, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Địa ốc Lê Thành cho rằng, thủ tục làm nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ rất mệt mỏi. TP.HCM là một đô thị đặc biệt, nhu cầu nhà giá rẻ rất lớn, Thành phố nên ban hành hẳn một quy định về nhà ở xã hội, để căn cứ vào đó doanh nghiệp, các cơ quan công quyền triển khai. Còn nếu cứ như hiện nay, doanh nghiệp không dám đầu tư, nguồn cung sẽ ngày càng khan hiếm.
Theo ông Nghĩa, phát triển nhà ở xã hội thì điều đầu tiên cần phải có tâm huyết và phải tính toán rất kỹ, nếu không sẽ bị lỗ. Lý do là dù chi phí nội thất không lớn như căn hộ giá cao, nhưng chi phí xây dựng phần thô như nhau, lại cần nhiều vách ngăn và các phần phụ…
“Lợi nhuận cho nhà đầu tư phân khúc này chỉ từ 10 - 15% nên ít doanh nghiệp mặn mà. Chưa kể còn vướng rất nhiều cái khó. Đơn cử, căn hộ giá thấp có diện tích nhỏ, dẫn đến mật độ dân số đông, trong khi quy hoạch các khu dân cư khống chế số dân nên xin cấp giấy phép xây dựng rất khó. Bất cập nữa là căn hộ giá thấp chủ yếu ở vùng ven để giảm áp lực khu vực trung tâm, nhưng các quận, huyện lại không mấy ủng hộ vì bị áp lực tăng dân số, tăng nhu cầu về an sinh xã hội”, ông Nghĩa nói.
Theo đại diện HoREA, thực tế số người mua nhà phân khúc trung cấp, cao cấp ở Thành phố chỉ chiếm khoảng 30 - 40%, phân khúc bình dân mới là chủ đạo, bởi thế, Nhà nước cần có chính sách về tín dụng hỗ trợ người có thu nhập trung bình và thấp ở đô thị tạo lập nhà ở, trước hết đối với người mua căn nhà đầu tiên.
Được biết, TP.HCM đang thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho một số đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với suất được vay lên đến 900 triệu đồng, lãi suất 4,7%/năm trong thời hạn 15 năm. Đến nay mới giải ngân được khoảng 1.500 tỷ đồng cho hơn 4.000 người. Số lượng trên là quá ít so với nhu cầu thực tế. HoREA cho rằng, chính sách này nên được nhân rộng, trở thành chính sách chung, áp dụng cho tất cả đối tượng có thu nhập thấp.
-
Hà Nội dỡ bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" trước ngày 30/4/2025 -
Quảng Nam xem xét điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Flamingo Majestic Island Resort - Tâm điểm đầu tư nghỉ dưỡng siêu sang tại miền Bắc -
“Bóc tem” bộ sưu tập tiện ích đỉnh cao của Kyoto 5 lần đầu hiện diện tại xứ Thanh -
Chủ tịch Đà Nẵng đốc thúc tiến độ hai dự án nhà ở xã hội -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân -
Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Trung Quốc: Công nghệ là động lực tăng trưởng của Thị trường STAR
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
Panduit ra mắt máy in để bàn mới
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
SANY tham gia triển lãm tại Bauma 2025