-
Để bắt tay được nhà đầu tư Nhật Bản, Kim Oanh phải “lùi một bước” -
Cần hơn 20 tỷ đồng để mua nhà gần sân khấu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" -
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do
Chính sách địa ốc đã cơ bản đồng bộ
Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có nhiều tín hiệu tích cực sau một thời gian trầm lắng kéo dài. Trong đó, lực đẩy thị trường đến từ các chính sách hỗ trợ khá xuyên suốt, bài bản. Đơn cử, năm 2014, gói vay hỗ trợ 30.000 tỷ đồng với nhà ở xã hội và phân khúc bình dân đã tạo ra tác động lan tỏa khiến thị trường sôi động trên tất cả các phân khúc.
Theo quan điểm của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ lên thị trường bất động sản thể hiện rõ nhất ở con số hàng tồn kho. Giá trị tồn kho bất động sản ở tất cả các phân khúc giảm liên tục trong khoảng 3 năm trở lại đây với con số tồn kho hiện chỉ còn khoảng 20.000 tỷ đồng, giảm gần 80% so với thời điểm 2015. Việc giải tỏa được “khối băng” tồn kho bất động sản hàng trăm ngàn tỷ đồng khiến hầu hết các ngành nghề khác trong nền kinh tế đều được hưởng lợi.
Các chính sách mới đã khiến thị trường bất động sản minh bạch hơn |
Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2018, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, cùng với số lượng dự án xếp hàng thi công và chờ cấp phép nhiều. Đơn cử, số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có hơn 52.300 doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm, tăng hơn 3,5% so với cùng kỳ năm trước và tạo việc làm cho hơn 412.000 người lao động. Tăng trưởng thấp nhất, nhưng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng vẫn chiếm áp đảo về số lượng với gần 90%.
Phân theo lĩnh vực hoạt động, nhóm ngành bất động sản tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký mới, lần lượt đạt 41% và 29%. Cụ thể, có 2.623 công ty địa ốc được thành lập với tổng vốn gần 150.000 tỷ đồng. Ước tính bình quân mỗi ngày nhóm ngành này ghi nhận thêm 17 doanh nghiệp thành lập. Như vậy, bình quân mỗi tháng Việt Nam có hơn 500 công ty địa ốc ra đời. Đây cũng là tín hiệu tốt đối với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Còn ông Đoàn Thanh Ngọc, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land nhận định, chính sách tín dụng địa ốc đã có những điều tiết khá nhịp nhàng thị trường bất động sản. Chẳng hạn, khi thị trường đang có dấu hiệu đi xuống thì Ngân hàng Nhà nước có chính sách nới lỏng cho vay bất động sản. Sau đó, thị trường hồi phục, thì cơ quan quản lý kịp thời siết lại hoạt động cho vay mua nhà và phát triển dự án để tránh cho thị trường này phát triển quá nóng.
Trong khi đó, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, trong 2-3 năm trở lại đây, rất nhiều sắc luật có liên quan, điều tiết thị trường bất động sản đã được ban hành và có hiệu lực như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...
Các văn bản dưới luật với nhiều điểm mới cũng sớm được ban hành kèm theo để tạo hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động đầu tư, phát triển dự án của các chủ đầu tư cũng như an toàn hơn cho người mua nhà.
“Rất nhiều nội dung liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư đã được ban hành, giúp các nhà đầu tư phát triển dự án một cách thuận tiện nhất”, ông Phấn nói.
Chờ lực đẩy chính sách
Ông Vũ Tiến Lộc nhận định, năm 2018 sẽ tiếp tục là năm thị trường bất động sản có sự tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt, để bảo đảm cho sự phát triển ổn định của thị trường bất động sản, Chính phủ đã có những công cụ đồng bộ để quản lý và giám sát. Bên cạnh đó, đã và đang có những thay đổi về chính sách giúp thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
“Giai đoạn 2018 - 2020, theo dự báo và yêu cầu phát triển thị trường, tiếp tục có sự điều chỉnh về chính sách để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, giúp thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh, bền vững hơn. Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang tập trung phát triển hệ thống hạ tầng đô thị tạo ra dư địa lớn cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển thị trường bất động sản cả trong trung hạn và dài hạn.
Đặc biệt, tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 của Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Đơn vị hành chính đặc biệt… Cùng với những sắc luật có liên quan đã được ban hành trước đó sẽ tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, góp phần thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản ở nước ta trong những năm tới", ông Lộc nói.
Cùng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, ông kỳ vọng Luật Đơn vị hành chính đặc biệt sẽ tạo cú huých cho các đặc khu kinh tế, qua đó tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, chính sách đấu giá đất được siết chặt lại sẽ làm cho thị trường minh bạch hơn. Với chính sách đấu giá đất mới, doanh nghiệp muốn đấu giá buộc phải chuẩn bị thật kỹ càng và có tiềm lực tốt mới có thể thắng trong các cuộc đấu giá.
Còn Giám đốc Savills Hà Nội, ông Matthew Powell cho rằng, với thị trường bất động sản, những chính sách phát triển thị trường đang được Chính phủ sửa đổi, cập nhật liên tục để thích ứng với bối cảnh thị trường. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn tới việc khơi dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản bởi không chỉ tạo ra thêm nền tảng tài chính dồi dào cho thị trường trong bối cảnh vốn tín dụng cho địa ốc đang hẹp lại, kinh nghiệm và chuẩn mực phát triển dự án của các nhà đầu tư nước ngoài còn giúp nâng chuẩn thị trường bất động sản Việt Nam, giúp người tiêu dùng có những lựa chọn tốt hơn.
“Vẫn có một số vấn đề chúng ta có thể cải thiện để thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản. Thứ nhất, tính minh bạch còn kém khi Việt Nam chưa có có sở dữ liệu thống nhất về bất động sản. Đồng thời, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn khó khi tiếp cận quỹ đất để phát triển dự án.
Thứ hai, quy trình đấu giá bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài còn rườm rà khiến quá trình tiếp cận và khởi công dự án của nhà đầu tư bất động sản bị cản trở so với nhà đầu tư trong nước”, ông Matthew Powell nói.
-
Quảng Bình gia hạn thời gian tìm nhà đầu tư Khu đô thị Bảo Ninh 4 -
Vinhomes – nhà phát triển BĐS dẫn dắt thị trường với những chính sách "không tưởng" -
Conic Boulevard “làm ấm” thị trường khu Tây Sài Gòn -
Vướng pháp lý khi thành lập khu công nghiệp mới -
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ đất xây trường học tại quận Long Biên -
Quảng Bình công bố tiêu chí nhà đầu tư khu đô thị trung tâm thị xã Ba Đồn -
Hưng Yên tìm nhà đầu tư cho dự án nhà ở gần 10 ha tại huyện Ân Thi
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024