
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Các diễn giả là các nhà nghiên cứu, học giả, đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ Nhật Bản và Việt Nam chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo |
Tiếp nối thành công của hai mùa trước, hội thảo năm nay tập trung vào ngành khách sạn - du lịch với chủ đề giới thiệu dịch vụ phong cách Nhật Bản (Omotenashi) và chia sẻ kinh nghiệm dịch vụ khách hàng tại Nhật Bản và Việt Nam. Chương trình có sự góp mặt của 7 học giả là đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ Nhật Bản và Việt Nam; cùng gần 100 sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu đến từ các trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Việt - Nhật, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Nội dung trình bày tại hội thảo đề cập đến các đặc điểm riêng biệt về dịch vụ khách hàng theo phong cách Nhật Bản (omotenashi) thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng trong ngành khách sạn tại Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của các khách mời.
Diễn giả Ichigo Umehara đến từ tổ chức Future Universal Network of Hospitality Professionals Nhật Bản cho biết, mặc dù phải tiêu chuẩn hóa hoạt đông dịch vụ theo chuẩn quốc tế nhưng mỗi quốc gia cần cá nhân hóa phong cách dịch vụ để đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ông cũng gợi ý Việt Nam nên xây dựng phong cách dịch vụ chăm sóc khách hàng mang màu sắc riêng, đồng thời nhấn mạnh đến việc chuẩn quốc tế về chất lượng và đào tạo nhân lực cho ngành dịch vụ.
Đại diện cho công ty Kennet Nhật Bản, diễn giả Nguyễn Việt Hà đã phân tích đặc thù trong phong cách dịch vụ giữa Nhật Bản - Việt Nam. Ông cũng chỉ ra các nét tương đồng để Việt Nam có thể học hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực IT, viễn thông… từ Nhật Bản.
Tại hội thảo, ông Roland G. Svensson đến từ hệ thống khách sạn FLC cũng chia sẻ kinh nghiệm của tập đoàn trong xây dựng chiến lược dịch vụ dựa trên việc tuyển dụng và phát triển nhân lực chất lượng cao, trao quyền và ủy quyền cho nhân việc để tạo ra tính tự chủ trong hoạt động phục vụ khách hàng.
Đây là hội thảo lần thứ 3 nằm trong khuôn khổ hợp tác trao đổi khoa học thường niên giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Trường Đại học Quốc gia Yokohama.
Năm nay, hội thảo đã nhận được sự phối hợp tổ chức của Trường Đại học Việt Nhật, thành viên thứ 7 của Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong tương lai, các chủ đề nghiên cứu về Nhật Bản sẽ tiếp tục được Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai, đặc biêt trong bối cảnh vấn đề tái cấu trúc kinh tế Việt Nam và phát triển kinh doanh bền vững đang được ngày càng quan tâm và biến thành hiện thực.
-
Lợi thế của những căn hộ hướng núi ở The Filmore Da Nang -
Bình Định gia hạn thời gian hoàn thành dự án khách sạn, căn hộ nghìn tỷ -
Bình Định phê duyệt dự án chung cư, văn phòng tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng -
Giới đầu tư nóng lòng “săn” căn hộ cao cấp chuẩn Mỹ sắp mở bán tại Ocean City -
Vì sao gia đình đa thế hệ chuộng sống tại các khu đô thị Vinhomes? -
Tập đoàn Nam Cường ký kết hợp tác phân phối dự án An Quý Villa và Solasta Mansion -
Thị trường vào quỹ đạo tăng trưởng, giới đầu tư săn tìm các sản phẩm mới
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Trung Quốc: Công nghệ là động lực tăng trưởng của Thị trường STAR
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
Panduit ra mắt máy in để bàn mới
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
SANY tham gia triển lãm tại Bauma 2025