-
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn
Một trường hợp điển hình là bà N.T.K. (64 tuổi, Bình Dương) bị tiểu đường hơn 10 năm, thường xuyên tê chân. 10 ngày trước bà phát hiện ngón áp út chân trái sưng đỏ nhưng không thấy đau.
Sau khi tự mua kháng sinh về uống, vết thương sưng đỏ lan ra cả bàn, ngón chân áp út chuyển qua màu đen, rỉ mủ. Gia đình đưa bà tới bệnh viện với hy vọng giữ lại bàn chân trái.
Qua thăm khám, các bác sỹ cho biết bà K. bị biến chứng thần kinh tiểu đường gây mất cảm giác ở bàn chân dẫn đến nhiễm trùng ngón chân.
Ảnh minh hoạ |
Người bình thường nếu bị vết thương như bà K. thường sẽ đau nhức không chịu được, thậm chí không ngủ được, nhưng bà K. không hề thấy đau đớn gì.
Bà K. đối diện với nguy cơ cắt cụt ngón chân do hoại tử nặng. Sau khi kiểm tra và đánh giá, bác sỹ quyết định cắt lọc mô hoại tử, chăm sóc giữ lại bàn chân nguyên vẹn cho người bệnh.
Một trường hợp khác là bà N.T.M. (57 tuổi, Sóc Trăng) bị tiểu đường type 2 phải cắt cụt 2 ngón chân do vết thương nhiễm trùng nặng.
Trước đó, bà bị mảnh thủy tinh nhỏ đâm nhưng không thấy đau nên không đi khám để được chăm sóc vết thương. Sau 1 tuần, bàn chân của bà nhiễm trùng, 2 ngón chân hoại tử.
Theo thống kê của ngành Y tế, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân có biến chứng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê bệnh thần kinh tiểu đường nằm trong nhóm 10 bệnh thần kinh gây suy giảm sức khỏe năm 2021.
Theo bác sỹ CKII Trương Thị Vành Khuyên, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, trong số bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng chân, có gần 50% trường hợp bị giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
Biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường làm giảm hoặc mất cảm giác ở bàn chân nên khi giẫm phải gai, xương, mảnh thuỷ tinh, than nóng hoặc bị trầy xước, bị côn trùng cắn…, người bệnh không cảm nhận được ngay, dẫn đến vết thương bị phát hiện muộn, điều trị trễ.
Hơn nữa, vì cảm giác đau bị giảm, người bệnh sẽ không nhận thức rõ được mức độ nghiêm trọng của vết thương, trì hoãn nhập viện. Các yếu tố trên làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, hoại tử, nguy cơ cắt cụt chân.
Bệnh đa dây thần kinh đối xứng ngọn chi do tiểu đường là dạng biến chứng thần kinh ngoại biên tiêu biểu nhất, phổ biến nhất ở người tiểu đường, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo thời gian mắc bệnh.
Các thống kê cho thấy 10%-15% người bệnh tiểu đường type 2 mới được chẩn đoán có biến chứng thần kinh ngoại biên và tỷ lệ này có thể vượt quá 50% ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm. Đau chi, tê và dị cảm hai chi là những biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân biến chứng thần kinh ngoại biên, trường hợp nặng có thể xảy ra loét bàn chân, thậm chí phải cắt cụt chi.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh thần kinh tiểu đường vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn, nhưng tăng đường huyết, rối loạn chuyển hóa lipid và những bất thường trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh hiện được coi là yếu tố khởi đầu cho một loạt thay đổi sinh lý bệnh ở biến chứng thần kinh ngoại biên.
Khi có các yếu tố trao đổi chất bất thường, cấu trúc và chức năng bình thường của toàn bộ hệ thần kinh ngoại biên bị phá vỡ, bao gồm các sợi trục thần kinh có myelin và không có myelin, tế bào thần kinh mạch máu và tế bào thần kinh đệm. Ngoài ra, những bất thường trong đường truyền tín hiệu thần kinh sẽ ức chế quá trình sửa chữa sợi trục thần kinh và thúc đẩy quá trình tự hủy của các tế bào bị tổn thương.
Có rất nhiều tiến bộ gần đây trong nghiên cứu cơ chế biến chứng thần kinh ngoại biên, bao gồm con đường stress oxy hóa, cơ chế tổn thương vi mạch, cơ chế gây tổn thương đường dẫn tín hiệu thần kinh và các cơ chế tiềm ẩn khác liên quan đến viêm thần kinh, rối loạn chức năng ty thể và tổn thương oxy hóa tế bào.
Biến chứng thần kinh tiểu đường tiến triển nặng không những gây mất cảm giác bàn chân, mà còn gây biến dạng chân, vết chai, loét chân, hoại tử bàn chân, làm tăng nguy cơ cắt cụt chân.
Người bệnh có thể nhận biết sớm các biến chứng thần kinh tiểu đường lên bàn chân như: tê, châm chích, ngứa ran ở chân; đau khi đi và giảm đau khi nghỉ ngơi; đi rớt dép không biết, teo cơ ở chân và tay, yếu cơ…
Để phòng biến chứng thần kinh tiểu đường, ngoài kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh nên lắng nghe cơ thể phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cơ thể nhằm khám và điều trị sớm.
Đồng thời, người bệnh tiểu đường nên chủ động gặp bác sỹ nội tiết - đái tháo đường để được khám tầm soát biến chứng bàn chân tiểu đường thường xuyên ít nhất 2 lần/năm để có thể phát hiện bệnh và được điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Với người bệnh đã bị biến chứng bàn chân tiểu đường cần tuân theo các chỉ định theo dõi, khám và điều trị của bác sỹ.
-
Tin mới y tế ngày 10/9: Nhiều dịch bệnh tại Hà Nội có xu hướng giảm -
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ -
6 người ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện sau bão -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam