
-
Triệt phá đường dây sản xuất hàng chục loại mỹ phẩm giả tại Bắc Giang
-
Hải quan khởi tố vụ buôn lậu thuốc lá điếu số lượng "khủng"
-
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang
-
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng
-
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả -
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Tạm dừng xét xử để bị cáo khắc phục hậu quả
.
![]() | ||
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ảnh: TTXVN |
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6/2014 với 5 phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề: Đóng góp của Hoa Kỳ đối với ổn định khu vực; tăng cường hợp tác quốc phòng; quản lý những căng thẳng chiến lược; quan điểm của các cường quốc về hòa bình và an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương; bảo đảm quản lý với sự thay đổi xung đột ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 có đại diện của nhiều quốc gia với thành phần gồm: Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng và các học giả.
Theo kế hoạch, Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 chính thức bắt đầu tối 30/5 với bài phát biểu trung tâm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 được dư luận quốc tế chú ý khi diễn ra trong bối cảnh tình hình ở biển Đông đang căng thẳng do những hành động gây hấn của Trung Quốc, đặc biệt là trong một tháng vừa qua.
Việc Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khiến dư luận quốc tế lo ngại.
Mặc dù Việt Nam đã kiên trì sử dụng các biện pháp đối thoại, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng Trung Quốc vẫn di chuyển dàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời sử dụng ngày càng nhiều máy bay, tàu lớn, kể cả tàu chiến có khoe vũ khí để uy hiếp lực lượng chấp pháp Việt Nam. Các tàu Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng tấn công làm hư hại nhiều tàu chấp pháp của Việt Nam.
Thậm chí, tàu cá của TRung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây phản ứng mạnh từ cộng đồng quốc tế.
Thái độ hung hăng, coi thường luật pháp Quốc tế của Trung Quốc khiến nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại và lên tiếng phản đối. Do đó, tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 này, căng thẳng ở biển Đông do hành động gây hấn của Trung Quốc được xem là một trong những nội dung sẽ được đề cập.
Giới quan sát quốc tế thậm chí cho rằng, căng thẳng biển Đông và sự hung hăng của Trung Quốc có thể được đề cập trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tầm Như
-
Lo hóa chất độc hại trôi nổi bán tràn lan trên không gian mạng -
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng -
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án -
Hà Nội xử nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả -
Giám đốc doanh nghiệp 14 năm kêu oan: Tòa án trả hồ sơ lần thứ 3 -
Tiếp tục gia hạn tiến độ dự án AE Resort Cửa Tùng đến quý IV/2027 -
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược