Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Các thương vụ M&A tiêu biểu 2014-2015, phần 4
Baodautu.vn - 17/01/2016 13:49
 
Tại Diễn đàn Mua bán - sáp nhập năm 2015 (M&A Forum 2015) vừa qua, Ban Tổ chức đã bình chọn danh mục 50 thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2014 - 2015 trên tất cả các lĩnh vực, từ bất động sản, hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng. Báo Đầu tư online - Baodautu.vn xin giới thiệu lần lượt các thương vụ tiêu biểu trên các lĩnh vực và những đánh giá của giới chuyên môn về các thương vụ.

Vingroup - Vefac

Thời gian

Tháng 6/2015

Bên mua

Vingroup        

Bên bán

Vefac

Tính chất

Mua lai

Giá trị

n/a

Tập đoàn Vingroup vừa công bố việc góp vốn vào Công ty TNHH Một thành viên Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC).

Theo đó, ngày 20/3/2015, VEFAC đã tổ chức phiên đấu giá 16,25 triệu cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng chỉ bán được 620.500 cổ phần với giá mua bình quân 10.058 đồng. Vingroup đã cam kết mua lại toàn bộ số cổ phần không bán hết trong đợt đấu giá nói trên.

.

Theo phương án cổ phần hóa ban đầu, VEFAC có vốn điều lệ dự kiến 1.666 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước sở hữu 10% cổ phần, bán đấu giá 9,8% cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 80% cổ phần.

Tuy nhiên, với số cổ phần Vingroup dự kiến nắm giữ lên tới 89,42%, cùng với số lượng cổ phiếu do cổ đông Nhà nước nắm giữ là 10%, thì tổng số cổ phần do hai nhà đầu tư này đã chiếm tới 99,42%. Như vậy, lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài còn 0,58%.

VEFAC có trụ sở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, trên khu đất rộng gần 7 ha với hệ thống nhà trưng bày, phòng hội thảo cùng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có thể tổ chức những cuộc triển lãm có quy mô tầm cỡ quốc tế hoặc cùng lúc tổ chức nhiều sự kiện khác nhau.

Mondelèz International và Công ty cổ phần Kinh Đô

Thời gián

Tháng 11/2014

Bên bán

Công ty cổ phần Kinh Đô

Bên mua

Mondelèz International

Tỷ lệ

80%

Giá trị thương vụ

370 triệu USD (tương đương 7.846 tỷ VNĐ)

Ngành bán

Bánh kẹo

Công ty bánh kẹo Bình Dương (BKD) có vốn điều lệ 1.144 tỷ đồng, tương đương 114,4 triệu cổ phần. Trước khi thương vụ diễn ra Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) nắm giữ gần như toàn bộ cổ phần của BKD, với tỷ lệ sở hữu lên đến 99,8%.

.

Nhằm hiện thực hóa kế hoạch mở rộng đa ngành của mình, Kinh Đô quyết định bán toàn bộ cổ phần mảng bánh kẹo cho nhà đầu tư ngoại và sử dụng lợi nhuận thu được để đầu tư M&A vào các thương vụ mới.

Tháng 11/2014, HĐQT CTCP Kinh Đô (KDC) thông qua quyết định chọn đối tác nước ngoài để đầu tư vào mảng bánh kẹo. Đối tác được chọn là Mondelez International, một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế gới về bánh kẹo, thực phẩm nước giải khát của Hoa Kỳ.

Theo đó, KDC chuyển nhượng 80% cổ phần CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez cùng với quyền chọn mua số cổ phần BKD còn lại với cùng giá chuyển nhượng áp dụng đối với từng cổ phần như giao dịch chuyển nhượng lần đầu. Mondelez có thể thực hiện quyền chọn mua này sớm nhất là sau 12 tháng kể từ ngày hoàn tất giao dịch bán cổ phần lần đầu.

Với gần 7.847 tỷ VNĐ thu về trong đợt chào bán 80% cổ phần BKD lần đầu, và có khả năng thu về hơn 9.800 tỷ nếu chào bán hết cổ phần BKD cho Mondelez, Kinh Đô sẽ có nguồn tài chính khổng lồ để tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh mới.

Power Buy (tập đoàn Central Group) và CTCP Thương mại Nguyễn Kim

Thời gian

01/2015

Bên bán

Điện máy Nguyễn Kim

Bên mua

Power Buy

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

49%

Giá trị

n/a

Thành lập năm 2001, Nguyễn Kim có 21 siêu thị điện máy trên cả nước, từng được tạp chí Retail Asia đánh giá là một trong ba nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong giai đoạn chạy đua cạnh tranh với hàng loạt đối thủ tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM, Nguyễn Kim lựa chọn chiến lược mở rộng hệ thống theo chiều ngang. Suốt 3 năm, từ 2010 đến 2012, công ty này mở liên tục 18 trung tâm điện máy.

.

Tháng 1/2015, Nguyễn Kim quyết định bán 49% cổ phần công ty điện máy Nguyễn Kim cho đối tác ngoại nhằm mục tiêu mở rộng chuỗi siêu thị điện máy. Đối tác chiến lược của Nguyễn Kim là Power Buy - doanh nghiệp chuyên về bán lẻ thuộc Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Lan Chirathivat, sở hữu trung tâm thương mại về thời trang Robins tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thương vụ giữa Central Group và Nguyễn Kim sẽ giúp tận dụng thế mạnh của hai bên để phát triển mảng bán lẻ tại thị trường Việt Nam và sẽ là đối thủ đáng gờm đối với các nhà bán lẻ trong ngành điện máy trong nước hiện nay.

AEON – Fivimart & Citimart

Thời gian

2014

Bên bán

Citimart, Fivimart

Bên mua

AEON

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

30 và 49%

Giá trị

n/a

Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) cho biết đã góp vốn vào hai siêu thị của Việt Nam để thúc đẩy hoạt động tại thị trường Đông Nam Á. Trong đó, Aeon sẽ nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart.

.

Citimart ra đời năm 1994, thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng. Hiện hệ thống đã phát triển lên gần 30 siêu thị ở sáu tỉnh thành của Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Hưng Yên, Nha Trang, Bình Dương, Kiên Giang...

Trong khi đó, siêu thị Fivimart được thành lập năm 2007 dưới quyền điều hành và quản lý của Công ty CP Nhất Nam. Hệ thống này đang có 18 siêu thị ở Hà Nội và đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 30 siêu thị trên toàn quốc.

Còn Aeon gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008 và không ngừng mở rộng. Bên cạnh chiến lược tập trung xây dựng các trung tâm thương mại lớn với thương hiệu riêng của mình, Aeon còn bắt tay với các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hơn để xây dựng hệ thống phân phối. Đó là cách mà tập đoàn này đã thực hiện với Fivimart ở phía Bắc và Citimart ở phía Nam. Bằng việc này, Aeon có thể vừa tăng tốc phát triển, vừa nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu. Ngược lại, các đối tác sẽ thuận lợi hơn trong việc phân phối hàng hóa Nhật Bản hay học được kinh nghiệm quản lý từ đại gia bán lẻ.

Mục tiêu của Aeon là năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động 20 trung tâm mua sắm và siêu thị trên khắp Việt Nam. Trong khi đó, trên toàn cầu, tập đoàn này có tổng cộng gần 16.500 trung tâm, cửa hàng.

Daiwa, Vinacapital đầu tư vào Công ty CP sữa quốc tế IDP

Thời gian

12/2014

Bên bán

IDP Sữa Ba Vì

Bên mua

Daiwa, Vinacapital

Tính chất

Phát hành riêng lẻ

Tỷ lệ

70%

Giá trị

45,0 triệu USD

Hiện IDP nằm trong top 5 ngành sữa Việt Nam và có doanh thu năm 2014 ước tính 80 triệu USD. Cộng với tiềm năng tăng trưởng của ngành sữa tại Việt Nam là rất lớn và hứa hẹn giá trị đầu tư tăng cao trong tương lai, Vinacapital đã quyết định chọn đầu tư vào Công ty sữa IDP.

.

Ngày 18/12, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) và đối tác Nhật, Daiwa PI Partners công bố rót 45 triệu USD vào Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP - nhãn hiệu sữa Ba Vì).

Hiện VinaCapital và Daiwa nắm giữ tổng cộng 70% cổ phần của IDP, còn gia đình ông Nguyễn Tuấn Khải và Tổng giám đốc IDP - Trần Bảo Minh sở hữu 30% cổ phần còn lại của công ty này.

Vốn điều lệ của IDP hiện là 250 tỷ đồng, sắp tới sẽ tăng lên 460 tỷ đồng sau khi có thêm hai đối tác VinaCapital và Daiwa. Dòng vốn mới sẽ được phân bổ đầu tư vào việc mở rộng nhà máy ở Củ Chi, Ba Vì. Một phần vốn này sẽ được bổ sung vốn lưu động. IDP đang có kế hoạch nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài và mở rộng vào thị trường phía Nam.

Công ty cổ phần Kinh Đô và TCT công nghiệp dầu ăn Việt Nam Vocarimex

Thời gian

07/2014

Bên bán

Vocarimex

Bên mua

CTCP Kinh Đô

Tính chất

Phát hành riêng lẻ

Tỷ lệ

24%

Giá trị

Khoảng 15 triệu USD

Kinh Đô là tập đoàn nổi tiếng với mảng bánh kẹo nhưng đã thực hiện bán 80% mảng này cho đối tác nước ngoài (Mondelèz International) nhằm tập trung tài chính để hiện thực hóa mục tiêu mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh mới (dầu ăn, cà phê, mỳ gói).

Vocarimex đóng vai trò rất lớn trên thị trường dầu ăn Việt Nam với việc sở hữu 51% cổ phần của Dầu thực vật Tường An, 27% cổ phần của Dầu thực vật Tân Bình (Nakydaco), 32% cổ phần của Dầu thực vật Cái Lân và 49% cổ phần của Golden Hope Nhà Bè.

Ngày 25/7/2012014, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex thực hiện IPO với việc đấu giá công khai 31,1% cổ phần lần đầu ra công chúng. Bên cạnh đó, Vocarimex cũng sẽ chào bán 32% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.

Cổ đông chiến lược của Vocarimex gồm có CTCP Kinh Đô (24% cổ phần) và Công ty chứng khoán VPBS (8% cổ phần).

Với mức giá khởi điểm đấu giá là 11.300 đồng/cp thì số tiền mà Kinh Đô (KDC) bỏ ra sẽ vào khoảng hơn 330 tỷ đồng. Việc mua lại cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Vocarimex là cơ hội lớn giúp Kinh đô thâm nhập thành công vào thị trường dầu ăn tại Việt Nam.

Masan Consumer – Cholimex Food

Thời gian

11/2014

Bên bán

Cholimex Food

Bên mua

Masan Consumer

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

32,8%

Giá trị

10.8 triệu USD (239 tỷ VNĐ)

Masan Consumer thông qua công ty con Masan Food đã có công bố chính thức về việc chào mua công khai 49% cổ phần của CTCP Thực phẩm Cholimex. Tuy nhiên Masan Food chỉ mới mua được 2,660,217 cp, chiếm 32.84% vốn Cholimex Foods. Hai cổ đông chính của Cholimex Food là Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) sở hữu 40,72% cổ phần và Nichirei Foods sở hữu 19% cổ phần đã ra thông cáo chung khẳng định 2 tổ chức này sẽ không bán, dù một phần hay toàn bộ số cổ phiếu Cholimex Food đang nắm giữ cho Masan Food như Masan Food đề nghị tại Bản Đăng ký chào mua công khai.

.

Masan và Cholimex đều là hai doanh nghiệp lớn nhất trong phân khúc tương ớt, việc Masan chào mua công khai 49% với chiến lược thâu tóm từng bước và độc quyền phân khúc này là khó rõ ràng, nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các cổ đông lớn.

Tuy nhiên, thương vụ này, một lần nữa cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ cũng như quyết tâm của các doanh nghiệp trong việc phát triển công ty thông qua hoạt động M&A.

Standard Chartered Bank – Golden Gate

Thời gian

09/2014

Bên bán

Golden Gate

Bên mua

Standard Chartered Bank

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

n/a

Giá trị

35 triệu USD

Ngày 16/9/2014, tổ chức đầu tư của Standard Chartered là Standard Chartered Private Equity - SCPE đã công bố mua lại một lượng lớn cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) với mức giá 35 triệu USD. Đây là khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam của SCPE. Theo đó, SCPE sẽ tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh của Golden Gate và hỗ trợ công ty mở rộng thêm chuỗi nhà hàng của mình.

Đây là khoản đầu tư đầu tiên của SCPE tại Việt Nam, bổ sung vào danh mục đầu tư sâu rộng của SCPE ở Đông Nam Á. SCPE cam kết đầu tư vào các doanh nghiệp thành công trong nhiều lĩnh vực và hiện đang tích cực tìm kiếm các cơ hội ở trong khu vực.

Vingroup mua lại Ocean Mart

Thời gian

10/2014

Tài sản

Ocean Mart

Bên bán

Ocean Group

Bên mua

VinGroup

Tính chất

Mua lại

Tỷ lệ

70%

Giá trị

25,5 triệu USD

Ngày 3/10/2014, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - OGC) công bố đã bán 100% cổ phần tại Công ty Ocean Retail. Trong đó, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã mua lại 70% cổ phần với tổng giá trị 560 tỷ (khoảng 25,5 triệu USD) và đổi tên thành CTCP Siêu thị VinMart.

Với việc nhận chuyển nhượng 70% cổ phần từ Công ty Ocean Retail, Vingroup đã trở thành chủ sở hữu mới chi phối hệ thống TTTM – siêu thị Ocean Mart của tập đoàn Đại Dương – Ocean Group, cũng như đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Sau khi tiếp nhận hệ thống Ocean Mart, Tập đoàn Vingroup đã thay đổi thương hiệu thành siêu thị Vinmart và siêu thị tiện lợi Vinmart+. Theo kế hoạch, đến năm 2017 Vingroup sẽ có hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị và 1.000 siêu thị tiện lợi.

IPP - Sasco

Thời gian

2015

Bên A

IPP

Bên B

Sasco

Tính chất

Phát hành riêng lẻ

Tỷ lệ

16%

Giá trị

m/a

Sasco cùng với Đạm Cà Mau là những doanh nghiệp đầu tiên trong số những doanh nghiệp IPO trong năm 2014 thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên Upcom.

Đợt IPO của Sasco là một trong những đợt IPO được chú ý nhất năm 2014 khi lượng đặt mua lên đến 145 triệu cổ phần, gần gấp 5 lần lượng chào bán. Toàn bộ số cổ phần đấu giá đã được bán hết với giá trúng bình quân 19.330 đồng.

Sau IPO, cơ cấu cổ đông của Sasco khá “cô đặc” với 5 nhà đầu tư tổ chức sở hữu tới 96,7% cổ phần. Với tỷ lệ này Sasco không đủ điều kiện để niêm yết.

Cổ đông lớn nhất của Sasco là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sở hữu 51% cổ phần. Tiếp đến là CTCP Đầu tư - Thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt, sở hữu 22,1% và Cty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group), sở hữu 16%.

Nhóm IPP Group mua cổ phần của Sasco với tư cách là cổ đông chiến lược.

Các thương vụ M&A tiêu biểu năm 2014 - 2015, phần 2
Tại Diễn đàn Mua bán - sáp nhập năm 2015 (M&A Forum 2015) vừa qua, Ban Tổ chức đã bình chọn danh mục 50 thương vụ M&A tiêu biểu trong năm 2014 - 2015 trên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư