-
Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt -
Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp do thừa cân, béo phì -
Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng" -
Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 3/11: Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ -
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đồng hành cùng các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
Đó là một trong nhiều nội dung liên quan tới công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được nêu ra tại Hội thảo xây dựng Thông tư Quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/10.
Các đại biểu tham dự Hội thảo ngày 25/10. |
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, trong những năm qua, thuốc luôn là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ lệ chi lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Mặc dù những năm gần đây tỷ lệ thuốc/tổng chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên tục giảm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng chi tiêu lớn nhất từ quỹ bảo hiểm y tế.
Cụ thể, năm 2020 là 40,42 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,75%; Năm 2021 là 34,48 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,86%; Năm 2022 là 40,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,41%.
Hiện nay, danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả bao gồm: 1.037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm chia làm 27 nhóm lớn và 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho hay, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (trong khi Danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại Thái Lan, Singapore, Philippin chỉ có 600-700 hoạt chất).
Theo Thứ trưởng Thuấn, hiện nay, Thông tư số 20/2022/TT-BYT cũng đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế, vướng mắc cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế và lạc hậu so với nhiều văn bản, quy định khác trong lĩnh vực y tế.
Đơn cử, về việc thanh toán đối với thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa. Ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã quy định nhiều nội dụng liên quan đến khám chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa.
Do vậy, cần bổ sung quy định thanh toán thuốc trong khám chữa bệnh từ xa để nhu cầu trong các hoạt động thực tiễn tại các cơ sở khám chữa bệnh tại các tuyến.
Đáng chú ý, trong Điều 21 của Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung cũng đã có quy định là khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa sẽ thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ kỹ thuật và thuốc đều trong phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế. Vì vậy hiện nay một số địa phương đã quan tâm tới công tác này và Hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố đã ban hành danh mục các dịch vụ kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh từ xa, cấp cứu ngoại viện để đầu tư ngân sách nhà nước chi trả cho dịch vụ kỹ thuật này...
Theo ý kiến của một số chuyên gia, nếu thực hiện được chính sách này thì y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế xã, phường và trung tâm y tế huyện sẽ thu hút được bệnh nhân, tránh quá tải cho tuyến trên, và các bệnh viện tuyến trên cũng sẽ hỗ trợ từ xa tốt hơn cho tuyến dưới.
Nhấn mạnh về nội dung mục đích xây dựng Thông tư quy định danh mục thuốc và hướng dẫn thanh toán thuốc bảo hiểm y tế, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), cho biết, Thông tư này sẽ cập nhật những thuốc mới trong thời gian qua đã được cấp số đăng ký lưu hành, đem lại hiệu quả điều trị cao để có thể góp phần chẩn đoán, điều trị bệnh ở tất cả các tuyến từ tuyến trung ương đến y tế cơ sở.
Thứ hai, rà soát lại toàn bộ danh mục thuốc hiện hành để thuốc nào có cảnh báo liên quan đến điều trị, hiệu quả điều trị không cao, thuốc có chi phí hiệu quả không còn phù hợp để đưa ra khỏi danh mục.
Như vậy, sẽ cân bằng vừa đưa thuốc mới vào danh mục vừa đưa thuốc không có hiệu quả cao ra khỏi danh mục để người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi về sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lý hơn.
Thứ ba, điều chỉnh liên quan đến nguyên tắc, điều chỉnh thuốc vào danh mục làm sao đảm bảo tính kịp thời, cập nhật được nhanh nhất, các nguyên tắc, tiêu chí này cũng cần đảm bảo tính khách quan, khoa học đề cao hiệu quả điều trị nhưng đảm bảo yêu cầu cân đối quỹ.
Dự thảo Thông tư này cũng đưa các quy định giúp cho y tế cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới được tiếp cận với các thuốc điều trị tốt nhất, có hiệu quả nhất, phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở đã được cấp phép hoạt động.
Đồng thời, lần này, chúng tôi có tách riêng danh mục thuốc cho trạm y tế xã. Như vậy, nhân viên y tế tuyến dưới biết được những thuốc nào được phép sử dụng, như vậy có thể chủ động trong mua sắm đấu thầu, có đủ thuốc để kịp thời cung ứng thuốc cho người bệnh, điều trị bệnh kịp thời.
Về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế, trong đó nêu rõ điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán.
Về điều kiện thanh toán, Thông tư của Bộ Y tế nêu rõ, tại thời điểm kê đơn thuốc, chỉ định sử dụng thiết bị y tế phải bảo đảm các điều kiện theo quy định.
Đầu tiên, do không có thuốc, thiết bị y tế đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được duyệt theo một trong các hình thức: Đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực tiếp hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu hoặc chào giá trực tuyến hoặc mua sắm trực tuyến và đã thực hiện chỉ định thầu rút gọn theo quy định.
Đồng thời, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối với thuốc không có thuốc thương mại nào chứa hoạt chất mà người bệnh được kê đơn hoặc cùng hoạt chất nhưng khác nồng độ hoặc hàm lượng hoặc dạng bào chế hoặc đường dùng và không thể thay thế để kê đơn cho người bệnh;
Đối với thiết bị y tế: Không có thiết bị y tế mà người bệnh được chỉ định sử dụng và không có thiết bị y tế để thay thế.
Thứ hai, không chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tình trạng sức khỏe, bệnh lý người bệnh được xác định không đủ điều kiện để chuyển;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị đang trong thời gian cách ly y tế theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang khám và điều trị là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Thứ ba, không thể điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải phù hợp với phạm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đã được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Thứ năm, thuốc, thiết bị y tế được kê đơn, chỉ định sử dụng phải thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
-
Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt -
Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro -
Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp do thừa cân, béo phì -
Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng" -
Việt Nam phải hành động ngay để bảo vệ giới trẻ khỏi nghiện thuốc lá -
Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm? -
Tin mới y tế ngày 4/11: Dừng lưu hành sử dụng sản phẩm Babistar ZinC
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024