
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ
-
Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus: "Tôi mong được thấy nhiều golfer trẻ Việt Nam thi đấu trên đấu trường quốc tế"
-
Con trai thứ hai của bầu Hiển làm Chủ tịch Vietravel Airlines -
Bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc FWD Việt Nam
Ông Bùi Ngọc Tuấn - Giám đốc Tư vấn Thuế cao cấp, Deloitte Việt Nam.
Một vấn đề mới phát sinh được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm là việc cơ quan thuế sẽ thực hiện đánh thuế nhà thầu nước ngoài cho các loại máy móc, thiết bị, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có gắn với điều kiện bảo hành.
Thực chất, quy định này không mới, vì đã được ghi rõ trong các thông tư hướng dẫn về thuế nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, sự việc này đang được hiểu khác đi theo hướng: cứ trong hợp đồng nhập khẩu có điều khoản bảo hành, thì nhà cung cấp nước ngoài có thể bị coi là có cung cấp hàng hóa kèm theo dịch vụ tiến hành tại Việt Nam. Theo đó, mặc dù hàng hóa được nhập khẩu theo điều khoản giao hàng là CIF, FOB, CFR…, nghĩa là toàn bộ rủi ro, quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đã chuyển giao người mua tại cửa khẩu nhập đầu tiên, giá trị hàng hóa này vẫn có thể bị đánh thuế nhà thầu ở khung cao nhất nếu giá trị bảo hành không tách khỏi giá trị hàng hoá nhập khẩu.
Khác với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng trong hoạt động thương mại, điều khoản bảo hành chỉ là một cam kết về nghĩa vụ tương lai của nhà cung cấp. Việc bảo hành, nếu có, sẽ được thực hiện theo hình thức tạm xuất, tái nhập để sửa chữa, hoặc nhà cung cấp sẽ gửi linh kiện thay thế miễn phí. Nếu phát sinh nghiệp vụ thì thu thuế theo điều kiện tương ứng.
DN không phản đối cơ quan thuế thực hiện đánh thuế nếu bản chất nghiệp vụ có phát sinh thu nhập cho nhà cung cấp trong điều kiện kinh doanh thương mại thông thường. Chủ trương xử lý này, nếu được thực hiện rộng rãi mà không xem xét, phân biệt bản chất nghiệp vụ cụ thể, có thể dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với khối kinh doanh thương mại, đặc biệt là các ngành hàng điện tử, đồ gia dụng, sản phẩm công nghệ thông tin.., vì các mặt hàng trên chắc chắn có điều khoản bảo hành kèm theo sản phẩm được nhập khẩu.
Một vấn đề khác mà nhiều DN đang gặp khó khăn khi cơ quan thuế vận dụng để loại chi phí hợp lý, hợp lệ một cách chưa hợp lý, đó là việc phải phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với các hàng hóa do DN mua vào để biếu, tặng mà không nằm trong chương trình khuyến mại, quảng cáo.
Theo quy định tại Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.
Quy định này từ trước đến nay được hiểu và áp dụng cho trường hợp DN dùng chính sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình để thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi, cho, biếu, tặng khách hàng, đối tác hoặc bên thứ ba. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan thuế đang vận dụng cho trường hợp DN mua sản phẩm ở ngoài để biếu, tặng khách hàng và đối tác (như bút, áo, cravat...) và yêu cầu DN xuất hóa đơn, kê khai thuế giá trị gia tăng đối với những vật phẩm này.
Do sử dụng hàng hóa mua ngoài để tặng khách hàng, đối tác, cơ quan thuế còn yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký với sở công thương như áp dụng đối với các chương trình khuyến mãi thông thường. Nếu không thực hiện đủ các thủ tục này, các chi phí đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Như vậy, thay vì hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh thông thường và chịu khống chế 10% chi phí quảng cáo, khuyến mãi, lễ tân, khánh tiết… các chi phí mua hàng hóa, vật phẩm để tặng khách hàng này có thể trở thành gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp e dè trong đầu tư mở rộng thị trường, mạng lưới khách hàng…
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong tiến trình cải cách, thay đổi hệ thống chính sách tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn, các chính sách khi được ban hành cần được xem xét cẩn trọng và việc thực thi sẽ phù hợp hơn với thông lệ kinh doanh, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp phát triểnn
(*) Giám đốc Tư vấn Thuế cao cấp, Deloitte Việt Nam
Bùi Ngọc Tuấn (*)
-
Doanh nhân Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Asia Gate Travel: Người hóa giải những nhiệm vụ bất khả thi
-
Tránh “điểm mù” khi khởi nghiệp trong ngành F&B
-
Doanh nhân Phạm Thị Kiều Oanh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Rueco: Làm nông nghiệp bằng sự tử tế
-
Chủ động thích ứng vững vàng giữa thế giới kinh doanh bất định
-
Hanel và Chủ tịch Hanel được vinh danh tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 -
Truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân trong tương lai -
Nhà sáng lập có thể nhân đôi hiệu suất từ những việc tưởng rất nhỏ -
Doanh nhân Lê Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Vận tải và Dịch vụ Phú Hoàng: Chọn hướng đi xanh -
Trần Quang Vinh, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Murror: Hạnh phúc khi giúp mọi người “chữa lành” nỗi đau bên trong -
Doanh nhân Đặng Thanh Tùng, Giám đốc New World Travel: “Công việc cho tôi chạm vào cảm xúc mỗi ngày” -
Phạm Sơn Lộc, Nhà sáng lập, Giám đốc công nghệ VierCycle: Nâng tầm trải nghiệm đạp xe vì lối sống xanh
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)