-
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân
Vốn ngoại gia tăng vào start-up Việt
Một loạt công ty khởi nghiệp ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như Uber, Grab, Airbnb, WeWork… và thiết lập những phương thức kinh doanh mới. Ở những năm đầu phát triển, các công ty này được tài trợ vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, sau đó tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư mạo hiểm.
Sau một vài năm tăng trưởng, khi công ty đã phát triển đến quy mô hợp lý và mức định giá phù hợp, những quỹ đầu tư tham gia rót vốn cùng đội ngũ sáng lập quyết định làm cổ phần nắm giữ trở nên giá trị hơn bằng cách đưa cổ phiếu của các start-up niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Nhiều start-up thương mại điện tử Việt Nam báo lỗ hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Song các nhà đầu tư cho rằng, họ đang “lỗ trong kế hoạch” cho mục tiêu chiếm lĩnh nhanh thị trường. Đây là một trong những lý do các biện pháp định giá truyền thống như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE)… không thể dùng cho các công ty thế hệ mới.
Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vẫn không ngừng rót vào các start-up Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2021, số lượng thương vụ mua bán, sáp nhập liên quan đến công nghệ tăng gấp hai lần, trong khi tổng giá trị tăng trưởng hơn gấp ba lần so với cả năm 2020, đạt gần 1 tỷ USD, thậm chí vượt mức trước khi dịch xảy ra.
Một số công ty Việt Nam hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng trên bao gồm VNG, VNPay, Sky Mavis, Momo và Tiki. Những công ty này đã huy động thành công hàng trăm triệu USD, trở thành hay tiệm cận các công ty “kỳ lân” (định giá trên 1 tỷ USD).
Các thương vụ nổi bật gần đây gồm khoản đầu tư 258 triệu USD vào Tiki được dẫn đầu bởi Bảo hiểm AIA, Sky Mavis nhận được 152 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư dẫn dắt bởi Andreessen Horowitz, hay Momo huy động 100 triệu USD từ Warburg Pincus và một số quỹ khác. Ngoài công nghệ tài chính, thương mại điện tử và chuỗi khối (blockchain), những ngành khác cũng cho thấy tiềm năng với những thương vụ đáng chú ý.
Cần “sân chơi” riêng cho start-up
Nguồn vốn đầu tư vào các start-up Việt trong giai đoạn qua dù đã tăng mạnh so với thời điểm 3-5 năm trước đây, nhưng để các doanh nghiệp này có thể tiến tới IPO là điều không hề dễ dàng. Doanh nghiệp phải có mô hình kinh doanh mới độc đáo, khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường, nhất là những rủi ro từ đại dịch Covid-19 tại các nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines…
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: “Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn, trong thời gian tới, một số chương trình huấn luyện khởi nghiệp sáng tạo có thể đi vào chiều sâu hơn. Đây là cơ sở để thúc đẩy tăng số lượng các doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD cũng như đi đến cuối con đường khởi nghiệp là IPO”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.
Để có thể xây dựng thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Saigon Innovation Hub (SIHUB) cho rằng, Nhà nước cần xây dựng khung thử nghiệm (sandbox) dành riêng cho sàn giao dịch các công ty khởi nghiệp. Đây sẽ được xem là “sân chơi” dành riêng cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các quy định khác biệt.
Thực tế, kế hoạch phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đã được đưa ra bàn thảo từ lâu, nhưng gặp nhiều vướng mắc từ phía thị trường, nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã có nhiều start-up phải lập công ty tại Singapore để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn.
Cùng với đó, khi blockchain đang phát triển mạnh, ông Hoàng Minh Đức, luật sư cấp cao tại Duane Morris LL nhìn thấy xu hướng các doanh nghiệp chuyển đến các “đảo”, hay còn gọi là thiên đường thuế để phục vụ quá trình huy động vốn. “IPO là ước mơ của hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng nhìn vào vòng đời phát triển của các start-up, nếu họ vẫn còn tắc ở các vòng gọi vốn hạt giống, series A, thì cần thêm một quãng thời gian dài mới có thể bước đến chặng IPO”, ông Đức chia sẻ.
-
Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm -
Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam -
Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 1/1/2025
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững