
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ông Nguyễn Văn Phúc (tỉnh Long An) đặt câu hỏi như sau: Liên danh công ty (A+B+C) trúng thầu gói thầu X. Trong đó, công ty A là thành viên đứng đầu liên danh, các thành viên phân khai tỷ lệ trúng thầu như sau: A - 60%, B - 30% và C - 10%. Giá trị xây lắp của gói thầu là 300 tỷ đồng.
Hiện công ty A đã hoàn thành 50%, công ty B hoàn thành 10% và công ty C hoàn thành 9% công việc. Thời gian thực hiện hợp đồng còn khoảng 4 tháng. Công ty A và C dự kiến sẽ hoàn thành phần khối lượng do mình đảm nhận đúng tiến độ. Tuy nhiên do khó khăn về tài chính nên công ty B chỉ có thể hoàn thành 15% khối lượng, phần còn lại công ty B có văn bản kiến nghị ban quản lý dự án và các thành viên còn lại xem xét hỗ trợ công ty B.
Tôi muốn hỏi, trong trường hợp nêu trên, công ty A (thành viên đứng đầu liên danh) có được quyền phân khai lại khối lượng (điều chuyển khối lượng của công ty B qua cho công ty A và công ty C thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ của hợp đồng) để trình chủ đầu tư xem xét, chấp thuận hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Như vậy, khi tham gia đấu thầu thì tất cả thành viên liên danh đều là nhà thầu chính. Trường hợp nhà thầu trúng thầu thì khi ký kết hợp đồng, các thành viên liên danh là một bên của hợp đồng.
Theo đó, trường hợp thành viên C của liên danh không có khả năng thực hiện một phần công việc đảm nhận trong liên danh và thành viên A, B có khả năng thực hiện được thì việc chuyển giao khối lượng công việc giữa các thành viên được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu tại Khoản 15, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Việc xử lý tình huống trong đấu thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế (Điều 86 Luật Đấu thầu).

-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô