-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
Vietjet ngày chào sàn cách đây tròn một năm |
Năm 2017 được đánh giá là một năm đáng nhớ với thị trường chứng khoán Việt Nam khi diễn biến thị trường, các chỉ số đều tăng vượt dự báo. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên một năm kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam là sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi mới gia nhập thị trường và giúp quy mô, vốn hóa thị trường tăng tới 73% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tới 74,6% GDP cả nước, vượt chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
Ngày 28/2/2017, chỉ vài ngày sau kỳ nghỉ Tết, cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và mở màn cho những “cơn sóng lớn” đổ bộ HOSE năm 2017.
Với đợt giới thiệu cổ phiếu ra ngước ngoài theo chuẩn mực Reg S và giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 90.000 đồng, cổ phiếu VJC kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của mình với giá trần 108.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của VJC ngay lập tức cán mốc 32.400 tỷ đồng – vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Ngày 7/9, cổ phiếu VJC được HOSE chấp thuận giao dịch ký quỹ (margin). Cổ phiếu VJC lúc này đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thời gian giao dịch, không bị cảnh báo, kết quả kinh doanh tốt, hoàn thành nghĩa vụ thuế và tuân thủ các quy định công bố thông tin để được phép cấp margin. Việc được cấp margin góp phần giúp giao dịch cổ phiếu VJC sôi động hơn, đưa VJC vào các rổ chỉ số như FTSE Vietnam All-share.
Đúng 1 năm sau, ngày 27/2/2018, mức vốn hóa thị trường của VJC lên mức xấp xỉ 4 tỷ USD.
Trong 249 phiên, với hơn 1.000 giờ giao dịch, giá cổ phiếu VJC hôm nay đã gấp hơn 2 lần giá tham chiếu chào sàn, chính thức cán mốc 200.000 đồng/cổ phiếu và trở thành một trong những cổ phiếu được quan tâm nhiều nhất với giá trị giao dịch và sôi động bên cạnh những tên tuổi như VNM, MWG, HPG, VIC, …
Cùng với cổ phiếu PLX của Petrolimex, VJC trở thành cái tên được xướng lên trong danh mục VN30 ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2018.
Đây là kết quả của Vietjet với thông tin minh bạch, tuân thủ các quy định về công bố thông tin, kết quả kinh doanh tốt... cũng như hàng loạt các tiêu chí chặt chẽ khác về vốn hóa, thanh khoản, tỷ lệ freefloat.
Năm 2017, Vietjet báo cáo kết quả kinh doanh với hàng loạt các chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra.
Theo đó, doanh thu thuần cả năm ngoái đạt gần 42.258 tỷ đồng, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 0,6% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của hãng đạt gần 4.755 tỷ đồng, tăng 75,9% so với năm 2016 và vượt 26% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 4.527 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là 10.065 đồng.
Được đánh giá là “điểm sáng” trong khu vực kinh tế tư nhân với khả năng “tự lực, tự cường”, Vietjet đã vượt qua những thách thức đến từ giá dầu tăng, tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường hàng không trong và ngoài nước.. để mang lại kết quả kinh doanh khả quan, mang về lợi nhuận cho công ty và cổ đông. Vietjet đã tăng tỷ lệ cổ tức năm 2017 từ 50% theo kế hoạch lên 60%. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán, 10% cổ tức bằng tiền mặt đã được trả cho cổ đông.
Với 17 tàu bay mới nhận chỉ trong năm 2017, đội tàu bay của Vietjet tăng lên 51 tàu, sải cánh với 38 đường bay nội địa và 44 đường bay quốc tế. Tàu bay Vietjet “cất cánh” đã mang tới cơ hội bay lần đầu cho hàng triệu khách hàng trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế các địa phương mà hãng có đường bay tới.
Vietjet sải cánh trên bầu trời với 82 đường bay trong và ngoài nước tính đến cuối 2017 |
Thành công của Vietjet trong việc niêm yết cổ phiếu cũng như giao dịch trên sàn chứng khoán được ghi nhận bởi hàng loạt giải thưởng uy tín.
Tạp chí tài chính danh tiếng hàng đầu châu Á Finance Asia bầu chọn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietjet là Đợt IPO thành công nhất tại Việt Nam năm 2017.
Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 cũng vinh danh Vietjet là thương vụ IPO tiêu biểu nhất Việt Nam 2016 & 2017 và Đơn vị công bố thông tin tiêu biểu nhất Việt Nam 2016-2017.
Tạp chí Forbes cũng chọn Vietjet là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017.
Hành trình một năm của VJC với HOSE có thể nói đã thành công và mở ra những cơ hội mới cho không chỉ Vietjet trong việc tiếp cận nhà đầu tư mà cả hàng triệu nhà đầu tư trong và ngoài nước đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024