
-
Bộ Tài chính nói về tiến độ thí điểm sàn giao dịch tiền mã hóa
-
Trái phiếu chính phủ "đắt hàng" trở lại
-
Điểm danh 5 nhóm ngành dự báo lãi tốt trong quý I/2025
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
Thỏa thuận hợp tác sáng 12/11 đánh dấu bước đi chính thức trong hợp đồng độc quyền 15 năm giữa Tập đoàn bảo hiểm FWD và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Vietcombank sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của FWD. Cái bắt tay giữa FWD và Vietcombank ngoài được dự báo sẽ tạo nên một cú hích cho hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) bởi cơ sở khách hàng khủng của Vietcombank, đồng thời, sẽ gây xáo trộn ít nhiều đến thị phần thị trường bảo hiểm nhân thọ. Bởi một phần trong giao dịch này, FWD đã đồng ý mua lại Liên doanh bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI).
Miếng bánh thị trường này đang được chia cho 18 doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty ngoại và liên doanh. Hơn 80% thị phần doanh thu phí đang nằm trong nhóm 5 công ty top đầu nhưng tổng thị phần do nhóm này nắm giữ đang giảm nhẹ cho thấy sự vươn lên của những đối thủ “nhỏ có võ”.
Theo cập nhật mới nhất, 5 công ty bảo hiểm lớn nhất nắm 83,25% thị phần doanh thu phí năm 2018; trong khi tỷ lệ này năm trước đó là 84,77%. So với năm 2017, hai doanh nghiệp lớn nhất là Bảo Việt và Prudential mỗi bên đều nắm trên 20% thị phần nhưng đều giảm. Trong khi đó, thị phần của Dai-ichi tăng mạnh nhất (1,17 điểm phần trăm), lên 13,35%. 13/18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mở rộng doanh thu phí trong năm 2018 vừa qua.
![]() |
Tính đến cuối năm 2018, FWD mở rộng mạng lưới lên 4.823 đại lý và 248 nhân sự. Con số này hồi FWD mới tiếp nhận Great Eastern Việt Nam chỉ lần lượt là 325 đại lý và 137 nhân sự. Vốn điều lệ của FWD đã được nâng lên 2.811 tỷ đồng, từ mức1.030 tỷ đồng năm 2016.
So với các năm trước, thị phần FWD tăng vọt và mở rộng gấp đôi trong năm 2018, từ 0,44% lên 0,88%. Dù vậy, một phần cũng do đã bị bỏ lại khá xa trước đây, FWD lên được 1 hạng lên vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.
Khác với sự vươn lên mạnh mẽ của FWD, VCLI duy trì mức vốn điều lệ 600 tỷ đồng suốt nhiều năm qua và hiện là doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ thấp nhất trong các công ty bảo hiểm nhân thọ. Trên bảng xếp hạng thị phần doanh thu phí năm 2017 và 2018, VCLI đều đứng ở vị trí thứ 15 dù thị phần năm vừa qua nhích nhẹ lên 0,5%. Năm 2018, do tăng cường đầu tư vào mô hình tư vấn tài chính nên chi phí hoạt động lớn dẫn tới VCLI lỗ trước thuế năm 2018 gần 38 tỷ đồng, nhưng vẫn trong mức lỗ kế hoạch (85,7 tỷ đồng).
![]() |
Hơn 3 năm kể từ khi FWD đặt chân vào thị trường Việt Nam sau thương vụ gần 800 tỷ đồng mua lại Great Eastern Việt Nam cùng gần 1.800 tỷ đồng góp thêm vốn sau đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ này lại tiếp tục mở rộng quy mô bằng phương thức M&A.
Đây cũng là cách Tập đoàn bảo hiểm này đang bành trướng tại thị trường châu Á. Gần đây nhất, vào tháng 7/2019, FWD cũng thực hiện một thương vụ tương tự, chi 3 tỷ USD để mua Công ty bảo hiểm nhân thọ SCB (SCB Life) thuộc Ngân hàng Siam (Thái Lan) đồng thời ký thỏa thuận hợp tác phân phối bảo hiểm dài hạn với ngân hàng này. Vietcombank nhận về bao nhiêu từ thỏa thuận hợp tác này, đến nay vẫn là thông tin chưa được tiết lộ.

-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng -
Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào? -
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB -
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư -
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4