-
Vì sao Masan MEATLife sẽ ghi nhận quý thứ hai liên tiếp đạt lợi nhuận sau thuế dương? -
Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh -
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn -
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể
Nhà nước thoái vốn sâu
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường tại cuộc họp thẩm định phương án cổ phần hóa Bệnh viện Nam Thăng Long - cơ sở y tế công lập dự kiến tiến hành cổ phần hóa ngay trong nửa đầu năm 2016.
“Kinh nghiệm từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT vừa qua cho thấy, nếu Nhà nước giữ chi phối thì các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quan tâm”, ông Trường nhấn mạnh tại cuộc họp.
. |
Trước đó, ông Vũ Văn Triển, Cục trưởng Cục Y tế GTVT đã trình Bộ GTVT phê duyệt phương án cổ phần hóa Bệnh viện Nam Thăng Long theo hình thức kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Theo đó, Công ty cổ phần Bệnh viện Nam Thăng Long sẽ có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, tương ứng với 3 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, Nhà nước nắm giữ 900.000 cổ phần, chiếm 30% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 780.000 cổ phần, chiếm 26% vốn điều lệ; bán đấu giá công khai 799.900 cổ phần, chiếm 26,66% vốn điều lệ; lượng cổ phần còn lại chiếm 17,34% vốn điều lệ sẽ bán ưu đãi cho người lao động trong Bệnh viện.
Như vậy, trong trường hợp thắng đấu giá, nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn có cơ hội rất cao để nắm giữ trên 51% vốn điều lệ, giành quyền chi phối, trước khi chờ mua nốt 30% lượng cổ phần của Nhà nước để hoàn tất thương vụ M&A bệnh viện này.
Được biết, tại thời điểm 30/6/2015, giá trị thực tế của Bệnh viện Nam Thăng Long sau khi xác định lại là trên 29 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 11,853 tỷ đồng.
Liên quan tới tiêu chí nhà đầu tư chiến lược, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Bệnh viện Nam Thăng Long đề xuất: nhà đầu tư là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh phải có quy mô tương đương (tối thiểu 120 giường); vốn chủ sở hữu không thấp hơn 50 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế, lợi nhuận trước thuế tối thiểu 10%. Đối với các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh, 2 tiêu chí quan trọng nhất được Cục Y tế GTVT đưa ra là phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 200 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế và lợi nhuận trước thuế tối thiểu 10%.
Ngoài ra, các nhà đầu tư đều được yêu cầu phải có cam kết bằng văn bản về việc không chuyển nhượng cổ phần trong thời gian tối thiểu 5 năm; gắn bó và có biện pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
“Vấn đề quan trọng vẫn là làm sao xây dựng được Bệnh viện ổn định, cán bộ, công nhân viên yên tâm ở lại công tác, xây dựng chế độ thu hút được nhân tài”, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Đông nhưng dễ chọn?
Cho đến thời điểm này, Công ty cổ phần Dầu khí Bắc Nam là doanh nghiệp mới nhất tham gia danh sách đăng ký trở thành cổ đông chiến lược của Bệnh viện Nam Thăng Long (hiện đã vượt quá con số 10 đơn vị).
Trong số này, đáng chú ý nhất là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Việt Phú An có trụ sở tại K34 - Trần Thiện Chánh (phường 12, quận 10, TP.HCM). Không chỉ rất mạnh về tài chính (vốn điều lệ 650 tỷ đồng), Việt Phú An còn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản và chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, đơn vị này đang nắm 3% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và đang đầu tư ít nhất 4 dự án xây dựng, khai thác bệnh viện lớn như Ung bướu Hưng Việt, Đa khoa Trí Đức, Nam học và hiếm muộn (đều ở Hà Nội); Ngoại khoa Nam Sài Gòn (TP.HCM).
Theo một lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ GTVT, số lượng nhà đầu tư lớn, trong đó không loại trừ các nhà đầu tư ngoại xin ứng thí sẽ còn tăng lên sau khi phương án cổ phần hóa được bộ chủ quản phê duyệt. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khá ngặt nghèo sẽ góp phần loại bớt những ứng viên “nhẹ ký” khi cổ phần hóa Bệnh viện.
Nằm ở phía Tây Thủ đô, bên cạnh lợi thế có diện tích 2.017 m2 đất tại 38 Tân Xuân (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Bệnh viện Nam Thăng Long gồm 100 giường bệnh, được Bộ Y tế xếp hạng bệnh viện đa khoa hạng II với đủ các chuyên khoa theo quy định.
“Nếu được đầu tư bài bản, Bệnh viện Nam Thăng Long sẽ không thiếu bệnh nhân, do khu vực phía Tây Thủ đô đang thiếu vắng cơ sở y tế có chất lượng cao”, một nhà đầu tư cho biết.
Theo ông Vũ Anh Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT), kinh nghiệm từ việc cổ phần hóa thành công Bệnh viện GTVT Trung ương sẽ giúp Bộ GTVT rút ngắn đáng kể tiến trình xã hội hóa Bệnh viện Nam Thăng Long - cơ sở khám chữa bệnh đa khoa công lập hạng 2, trực thuộc Cục Y tế GTVT.
-
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày -
Bổ sung quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện