-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng
Các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới |
Đây là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông kết thúc nhiệm kỳ 5 năm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Theo đó, một trong những nội dung quan trọng được cổ đông quan tâm là việc bầu mới thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019 2024.
Tại Đại hội, một số nhóm cổ đông đã đề cử các đại diện khác nhau và danh sách ứng cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 – 2024. Theo đó, Doanh nghiệp Tư nhân Hà Bảo (sở hữu 5,33% cổ phần) đã đề cử bà Nguyễn Thị Lan Hương và danh sách ứng viên Hội đồng đồng quản trị.
Nhóm cổ đông gồm ông Nguyễn Thành Trung, bà Ngụy Thị Phương Nga, bà Ngụy Thị Phương Thanh, và Lương Thị Thu Hà và bà Phạm Thị Tú Uyên (đại diện 10,05% cổ phần) đề cử ông Nguyễn Thành Trung và ông Mai Hữu Đạt.
Ngoài ra, nhóm cổ đông gồm ông Dương Thái Long, bà Phạm Tú Anh, ông Nguyễn Thái Sơn và bà Nguyễn Hằng Nga (đại diện 5,22% cổ phần) đề cử bà Nguyễn Mai Phương ứng cử thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Ngoài ra, trong quá trình diễn ra cuộc họp, Đại hội đồng cổ đông đã thống nhất bổ sung thêm ông Bùi Anh Sang vào danh sách đề cử thành viên Hội đồng quản trị với tư cách thành viên độc lập.
Các nhóm cổ đông cũng đã đề cử các đại diện của mình tham gia Ban kiểm soát, tổng cộng 4 thành viên. Đó là ông Nguyễn Thanh Tùng, bà Nguyễn Hương Nga, ông Nguyễn Đức Trung và bà Bùi Diệu Út Hường.
Kết quả sau khi bổ phiếu, 5 người đã trúng cử thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 -2024 gồm: Bà Nguyễn Thị Lan Hương, ông Nguyễn Thành Trung, ông Mai Hữu Đạt, bà Nguyễn Mai Phương (thành viên độc lập) và ông Bùi Anh Sang (thành viên độc lập).
3 người đã trúng cử thành viên Ban kiểm soát gồm: Bà Nguyễn Hương Nga, ông Nguyễn Thanh Tùng và bà Bùi Diệu Út Hường.
Tại Đại hội, Hội đồng quản trị nhiệm kỳ cũ cũng đã báo cáo tình hình kinh doanh 2018. Sau 2 năm liên tục lỗ 2016 – 2017 thì đến năm 2018 Công ty đã có lợi nhuận sau thuế 48 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2018 đạt 1.357 tỷ đồng, tăng 6%.
Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2018 là 4.715 tỷ đồng, giảm 12% so với thời điểm ngày 31/12/2017. Nguyên nhân giảm tài sản là trong năm Công ty mẹ đã ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết là Công ty cổ phần chứng khoán Đại Dương – OCS. Việc giảm vốn tại OCS thực hiện theo phương án xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân với tổng giá trị 252 tỷ đồng và tăng các khoản trích lập dự phòng công nợ quá hạn thanh toán với số tiền khoảng 133 tỷ đồng.
Ngoài ra trong năm 2018, Công ty đã thực hiện thanh toán và quyết toán với một số khách hàng và ghi giảm khoảm trả trước cho người bán dài hạn với giá trị khoảng 188 tỷ đồng.
Ngoài việc hoàn thành việc xử lý nợ tại Ngân hàng Quốc Dân, Ocean Group cũng đang trong quá trình làm việc để xử lý khoản nợ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải theo phương án có lợi nhất cho các bên.
Trong công tác thu hồi công nợ, Ocean Group cho biết đã và đang tổng hợp hồ sơ để thực hiện khởi kiện một số đối tác tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc đưa ra cơ quan chức năng xử lý theo lộ trình.
Tổng số nợ đã thu được trong năm 2018 là khoảng 130 tỷ đồng, trong đó phần lớn số tiền này sẽ hoàn trả cho các đối tác/ngân hàng theo cam kết đã thỏa thuận từ giai đoạn trước (năm 2014). Đồng thời trong năm 2018, Công ty cũng đã thanh toán một số khoản nợ cho các đối tác (chủ yếu là ngân hàng) với số tiền khoảng 170 tỷ đồng.
Theo báo cáo Hội đồng quản trị trình Đại hội cổ đông, tổng doanh thu đề xuất năm 2019 là 1.116 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán trước thuế là 55 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của Ocean Group là các động thái liên quan đến Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đai Dương (QCH).
Tron g kế hoạch kinh doanh của OCH có tồn tại yếu tố có khả năng tạo biến động lớn là việc Khách sạn Sunrise Hội An đã bị kê biên để xử lý khoản nợ của Công ty IOC (công ty con của OCH).
Hiện nay chưa có kết quả xử lý tài sản, theo đó, trường hợp việc xử lý tài sản Khách sạn Sunrise Hội An diễn ra trong năm 2019 thì kế hoạch kinh doanh của OCH và của cả Tập đoàn sẽ có những điều chỉnh phát sinh liên quan đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí, giá trị tài sản và công nợ phải điều chính.
Sau đây là một số ý kiến trao đổi, thảo luận tại Đại hội:
Công ty có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty con OCH, chuyển OCH từ Công ty con sang công ty liên kết trong năm 2019 không?
Trả lời: Việc quản lý vốn của OGC tại OCH như thế nào sẽ do cổ đông Công ty, Hội đồng quản trị mới xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền
Việc xét xử vụ ly hôn giữa Ông Hà Văn Thắm và vợ, kết quả đến thời điểm hiện nay như thế nào?
Trả lời: Vấn đề ly hôn của Vợ chồng Ông Thắm là vấn đề cá nhân của gia đình họ, các nội dung không liên quan đến hoạt động của Công ty nên tôi cũng không nắm được.
Liên quan đến Dự án Công viên Hồ Điều Hòa. Kế hoạch điều chỉnh quy hoạch như thế nào? Đã điều chỉnh xong chưa? OGC có tiếp tục Dự án không/ Khi nào bắt đầu? Khi nào hoàn thành Dự án? Dự án Công việc Hồ Điều Hòa này có bao gồm bãi gửi xe không?
Trả lời:
DA Hồ điều hòa do 4 công ty hợp tác bao gồm OGC (góp vốn và nhận ủy quyền), VNT (Chủ đầu tư), OTL và Thần Đồng. Hiện tại tất cả các thủ tục xin cấp phép, kế hoạch điều chỉnh quy hoạch… về cơ bản đã hoàn thành, đã trình lên Sở KHĐT và có 1 vài điều chỉnh lại. Tháng 8/2016, Ủy ban TP Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu thực hiện đúng theo quy hoạch hiện trạng. Chúng tôi đã họp tất cả các đơn vị và đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện và đã gửi lên Ủy ban TPHN. Hiện tại công tác điều chỉnh quy hoạch chưa được hoành thành.
Đây là Dự án trọng điểm của công ty nên sẽ tiếp tục thực hiện. Sau khi đầu thầu, nhà nước đã điều chỉnh chi phí bồi thường/ giải phóng mặt bằng do vậy chi phí giải phóng tăng lên rất nhiều, chúng tôi đã gửi lên UB TPHN xin quy chế bồi thường nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có phản hồi.
Hiện tại OGC nhận ủy quyền sẽ tiếp tục phối hợp với VNT và các bên đã phối hợp với UBND Quận Cầu Giấy để giải phóng tất cả mặt bằng bị lấn chiếm. Tuy nhiên giấy phép xây dựng đã hết hạn (được cấp từ năm 2014) vì vậy cần phải xin lại/gia hạn giấy phép cũ.
Theo như thiết kế ban đầu DA không bao gồm bãi gửi xe nhưng sẽ nghiên cứu điều chỉnh dự án để dự án đạt hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hà Bảo cũng đang băn khoăn và muốn đại hội làm rõ hơn 34 triệu cổ phần của Hà Bảo. Hà Bảo có nhận công văn 1346 của Cục THADS TP Hà Nội đã trả lời rõ về việc Cục THA TP Hà Nội không phải là chủ sở hữu của 34 triệu cổ phần này và mọi việc khác tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Theo đúng quy định pháp luật, Hà Bảo chưa mất quyền đối với 34 triệu cổ phần
Sáng nay, khi người được ủy quyền tiến hành đăng ký cổ đông với 34 triệu cổ phiếu này thì Ban Tổ chức không chấp thuận. Đối với 16 triệu cổ phần đang được cầm cố tại Sacombank đã được chấp thuận tham dự.
Hai là, người được ủy quyền muốn hỏi về tính hợp pháp của Đại hội khi mà Nghị quyết Đại hội năm 2018 đã bị Tòa án nhân dân Quận Ba Đình cấp sơ thẩm hủy, OGC đã kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm nhưng hiện giờ vẫn chưa có bản án phúc thẩm. Do đó, đặt ra vấn đề về tính hợp pháp của Đại hội đồng cổ đông 2019 trong bối cảnh Nghị quyết năm 2018 đã bị tuyên hủy và chưa trả lời được câu hỏi ai là chủ sở hữu của 34 triệu cổ phần.
Trả lời:
Tư cách tham dự của cổ đông được OGC xác định theo quy định pháp luật và Điều lệ Công ty trên cơ sở Danh sách cổ đông do VSD lập.
Quyết định sơ thẩm là quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nên ý kiến của người được ủy quyền đã nêu là không đúng. Theo Khoản 1 Điều 282 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, Bản án sơ thẩm bị kháng cáo chưa được đưa ra thi hành.
OGC đã thực hiện kháng cáo và Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã thụ lý giải quyết vụ việc theo thủ tục phúc thẩm.
Bà Nguyễn Đồng Xuân Phương cho rằng, tỷ lệ % cổ đông đăng ký tham dự Đại hội có sự gian dối, không trung thực (Lúc 8h45 Ban Tổ chức công bố tỷ lệ là 52,32%, lúc 9h15 công bố tỷ lệ là 68,81%. Tuy nhiên, lúc đăng ký cổ đông lần thứ 2 vào lúc 09h00 bà có thấy có 1 nhóm cổ đông lớn ước chừng khoảng 20% đang thực hiện thủ tục đăng ký cổ đông. Nếu như thế thì tổng tỷ lệ cổ đông tham dự phải hơn 70% chứ không phải như Ban tổ chức đã công bố) và đề nghị Công ty giải trình kết quả kiểm tra cổ đông. Đồng thời Bà Nguyễn Đồng Xuân Phương đề nghị được mời Thừa phát lại đến để ghi nhận lại diễn biến Đại hội đồng cổ đông cho cổ đông.
Trả lời: Ban Kiểm tra cổ đông đã thực hiện việc chốt số liệu cổ đông đăng ký dự họp tại 2 thời điểm:
+ Thời điểm 1: Lúc 08h00. Thời điểm này số cổ đông đăng ký tham dự là 28 cổ đông nắm 64.870.316 cổ phần/số phiếu biểu quyết tương ứng với 21,62% số cổ phần/số phiếu biểu quyết.
+ Thời điểm gần 08h20 số lượng cổ đông đến đăng ký tham dự rất lớn nên việc kiểm tra và đăng ký tham dự mất nhiều thời gian. Phải đến 09h12 mới đăng ký được cho các cổ đông này và thực hiện chốt số lượng cổ đông tham dự. Theo đó, số lượng cổ đông tại thời điểm 09h12 như sau: Số đại biểu là cổ đông sở hữu hoặc được ủy quyền tham dự có mặt: 76 cổ đông, đại diện cho 206.436.249 cổ phần/số phiếu biểu quyết tương ứng với 68,81% số cổ phần/số phiếu biểu quyết.
Ban Kiểm tra cổ đông chịu trách nhiệm đối với công việc đã thực hiện, việc kiểm tra cổ đông và đảm bảo số liệu đăng ký cổ đông là chính xác, minh bạch. Nên đề nghị Đại hội tin tưởng vào trách nhiệm thực hiện công việc của Ban Kiểm tra cổ đông.
- Về yêu cầu được mời Thừa phát lại lập vi bằng: Theo Quy chế Đại hội thì Đại hội đồng cổ đông có sự tham dự của cổ đông và người được ủy quyền của cổ đông. Việc cổ đông muốn sử dụng Thừa phát lại thì phải đăng ký và thông báo đến Ban Tổ chức. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Ban Tổ chức Đại hội vẫn chưa nhận được đăng ký nào của Bà Nguyễn Đồng Xuân Phương liên quan đến việc mời thừa phát lại. Do vậy, đối với nội dung bà báo lập vi bằng đối với toàn bộ nội dung Đại hội là không hợp lệ cho đến khi việc thực hiện lập vi bằng đã được đăng ký và Chủ tọa Đại hội chấp thuận.
Bà Nguyễn Đồng Xuân Phương có ý kiến phản hồi, Bà cho rằng có sự không chính xác trong kiểm tra cổ đông, bà khẳng định bà biết trong khoảng thời gian mà bà đã nêu có gần 20% cổ đông có phiếu biểu quyết. Và hôm trước tại sao có bảng theo dõi tỷ lệ tại sao lần này lại không.
Trả lời: Ban Kiểm tra cổ đông đã thực hiện nhiệm vụ một cách cẩn trọng nhất, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ bộ phận kỹ thuật, công nghệ hỗ trợ. Do đó, cổ đông hãy tin tưởng vào các thông tin về tỷ lệ tham dự họp tại Đại hội. Liên quan đến Bảng theo dõi tỷ lệ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (triệu tập lần 1) đã xảy ra một số vấn đề: khi cổ đông mới thực hiện check mã cổ đông và chưa hoàn thành thủ tục đăng ký tham dự nhưng số liệu của cổ đông này đã được chuyển vào màn hình chiếu. Tuy nhiên, sau đó cổ đông đã thu lại các hồ sơ đăng ký cổ đông và không thực hiện ký xác nhận tham dự mà lại đi về. Điều này, dẫn đến tỷ lệ trong hội trường bị thay đổi khiến cho Đại hội nghi ngờ tính chính xác của công tác kiểm tra và đăng ký cổ đông. Trong khi thực tế, việc đăng ký cổ đông đã thực hiện theo đúng quy định.
Do đó, Ban Tổ chức Đại hội chịu trách nhiệm về công việc mình được giao thực hiện và mong cổ đông tin cậy là Ban Tổ chức Đại hội đối với công việc luôn có trách nhiệm.
Tại Quy chế bầu cử Thành viên HĐQT và Quy chế bầu Ban Kiểm soát có quy định nào về việc cổ đông/người được ủy quyền phải xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu xác nhận nhân thân trước khi bỏ phiếu hay không mà Ban Tổ chức đề nghị cổ đông/ người được ủy quyền phải xuất trình?
Trả lời: Tại thời điểm bỏ phiếu bầu, số lượng người ra vào rất nhiều nên Chủ tọa và Ban Tổ chức nhận thấy để đảm bảo quyền của cổ đông cũng như tính chính xác của kết quả bầu cử thì các cổ đông khi lên bỏ phiếu bầu vào thùng phiếu cần phải xuất trình giấy tờ xác nhận nhân thân hợp lệ.
Đề nghị Đại hội cho tôi rõ là quy định ở đâu nói tôi không được bỏ phiếu hộ các cổ đông khác đối với các phiếu bầu hợp lệ theo quy định tại Quy chế bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại Đại hội.
Trả lời: Căn cứ Điều 6.3 Quy chế làm việc Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 (triệu tập lần 2) đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 thông qua thì khi chủ tọa yêu cầu cổ đông biểu quyết, cổ đông lựa chọn phương án nào thì đánh dấu “X” hoặc “V” vào phương án đó và bỏ phiếu đã biểu quyết vào thùng phiếu.
Theo số liệu tại BCTC thì các khoản phải thu của công ty là rất lớn (khoảng 2000 tỷ). Vậy đề nghị cho biết việc thu hồi các khoản công nợ của công ty đã thực hiện như thế nào? Và kế hoạch tiếp theo để thu hồi các khoản công nợ này?
Trả lời: Liên quan đến khoản Thu hồi công nợ của công ty:
Việc thu hồi công nợ khoảng 2000 tỷ đã được thực hiện từ năm 2015 đến nay và hiện tại đã thu hồi được hơn 200 tỷ. Nguyên nhân là do trong 2000 tỷ công nợ chủ yếu là góp vốn, chưa huy động được vốn, chưa nhận được hỗ trợ vốn từ đơn vị khác…
Việc thu hồi công nợ chưa bao giờ Công ty ngừng lại, công ty đã thuê đơn vị tư vấn luật uy tín nhằm đánh giá lại khoản nợ, phân loại khoản nợ nhằm thu được công nợ nhanh nhất có thể. Cụ thể năm 2018 công ty đã khởi kiện thành công một đơn vị nhưng chưa thu được tiền vì tài sản của đơn vị đó không đủ để trả nợ.
Ngoài ra BĐH đã và đang triển khai một vài biện pháp như đưa ra cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước, đối trừ công nợ nhằm thu hồi vốn được nhanh nhất.
Qua báo chí và công bố thông tin của Công ty được biết cuối năm 2018, cổ đông Hà Bảo đã kiện đề nghị hủy nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2018 của Công ty. Việc này tôi đánh giá là nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty cũng như quyền lợi của các cổ đông khác. Xin cho biết HĐQT đã làm gì để đảm bảo quyền lợi của Công ty và cổ đông trong vụ việc này?
Trả lời: Cuối năm 2018, DNTN Hà Bảo đã kiện đòi hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ TN 2019 của Công ty. Tất cả các cổ đông đều có quyền cổ đông của mình, khi cổ đông cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm thì họ sẽ có biện pháp khởi kiện. Đó là quyền của cổ đông.
Sau Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Công ty đã bầu kiện toàn HĐQT (6 thành viên), thay đổi người đại diện vốn và tổ chức một số cuộc họp nhằm thúc đẩy công ty hoạt động tốt hơn dù chỉ còn hơn 8 tháng kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, khi có Quyết định áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của một số thành viên HĐQT, HĐQT chỉ còn 4 thành viên Hội đồng quản trị không bị ảnh hưởng bởi Quyết định đó. Điều này đã làm cho cổ đông hoang mang. Do đó, chúng tôi đã cố gắng tổ chức các cuộc họp mặc dù một số thành viên HĐQT đã làm mọi cách để không tham dự họp, và chúng tôi cũng đã tìm mọi cách để xin được ý kiến của thành viên HĐQT một cách hợp pháp nhất.
Và ngày 10/5/2019, Tòa án NDTP Hà Nội ra Quyết định hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án ND Quận Ba Đình ban hành. Hiện nay, OGC đã có đủ bộ máy để hoạt động và ĐHĐCĐ phải được diễn ra.
Còn những nội dung ý kiến của cổ đông mà chưa được nêu và trả lời tại Đại hội, Công ty sẽ giao cho các Phòng, Ban Chuyên môn có văn bản phúc đáp cổ đông.
-
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng