Bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57, 59, 66, 68) được xem là “Bộ tứ trụ cột” để giúp Việt Nam cất cánh, hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ mới.
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề về các nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW.
Có 3 nhóm giải pháp với 33 nhiệm vụ cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và một số giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công, đã được đề xuất tại Dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ để vực dậy nền kinh tế.
Các biện pháp được Chính phủ và các địa phương đưa ra hai tuần qua đã cho thấy quyết tâm cao trong việc dập dịch Covid-19 tại Việt Nam, nhưng thách thức lớn hơn đặt ra là song song với dập dịch, cần phải chặn gián đoạn kinh tế trên diện rộng trước tình hình nhu cầu cả trong nước lẫn thế giới đều sụt giảm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong ngày 10/4, khu vực Bắc Bộ có sương mù về đêm và sáng sớm, nhiệt độ tăng dần và cao nhất đạt 28 độ C.
Thủ tướng yêu cầu các ý kiến tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương phải thổi luồng gió mới, quyết tâm mới để khởi động một thời kỳ khắc phục, vươn lên mạnh mẽ, vượt qua khó khăn, tác động của dịch bệnh.
Bộ Công thương được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai việc giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện gặp khó khăn do dịch Covid-19 như đề xuất tại văn bản số 22/BC-BCT ngày 1/4/2020.
Nếu như những con số tưởng chừng rất khô cứng, về tăng trưởng GDP, về kim ngạch xuất nhập khẩu, về giá trị sản xuất công nghiệp… khiến không ít người bỏ qua, thì số liệu thống kê về tình hình mất việc làm do tác động của Covid-19 lại khiến nhiều người không thể vô cảm.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận, cho ý kiến để hoàn thiện và sớm ban hành Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội ứng phó dịch COVID-19.
Mọi người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch Covid-19.
Trong thời gian tới, dịch bệnh Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và tiếp tục ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn coi sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên hàng đầu, quyết tâm ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh Covid-19 bùng phát; bảo đảm an sinh xã hội, nhu cầu sống tối thiểu của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế.